Cây sầu riêng là loài cây được mệnh danh là vua của các loại trái cây có lẽ là do có mùi vị đặc trưng và cũng được rất nhiều người lựa chọn để mua, bên cạnh đó cây sầu riêng cũng mang lại thu nhập cao về kinh tế cho người trồng. Vậy bà con đã biết những điều về cây sầu riêng hãy cùng Nông Bio tìm hiểu về đặc điểm, cách trồng và phòng trừ sâu bệnh trên cây sầu riêng nhé.
Đặc điểm và nguồn gốc của cây sầu riêng
Cây sầu riêng có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á. Ở nước ta sầu riêng được trồng chủ yếu là ở Nam Bộ.
Sầu riêng ưa thích khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển từ 25-35 độ, khi còn nhỏ cây không cần nhiều ánh sáng, đất không cần tơi xốp nhưng phải đủ độ ẩm và khả năng chịu ngập úng rất kém.

Cây sàu riêng phù hợp trồng trên đất phù sa, đất thịt hoặc đất bazan nhưng phải tơi xốp và thoát nước tốt, độ PH từ 5-7.
Hoa của cây sầu riêng mọc thành từng chùm ở giữa cành, ít khi ở đầu cành, hoa sầu riêng không tự thụ phấn được mà phải nhờ phân của cây khác, ra hoa vào đầu mùa khô (từ tháng 12-1) thu hoạch tháng 5-6.
Các loại cây sầu riêng
Cây sầu riêng Ri-6
Khi nhắc đến sầu riêng thì chắc ai cũng nghĩ ngay đến sầu riêng Ri-6, vì đây là loại phổ biến được nhiều người ưa chuộng ở nước ta, chúng rất dễ tìm, loài này có dạng bầu dục, có nhiều gai nhỏ, chi chít nhau, cơm sầu riêng nhiều và dày, hạt lép và khi ăn thì ta có thể cảm nhận được vị ngọt và béo vừa phải.

Giá của sầu riêng ri-6 này từ 100.000-120.000 đ/kg, tùy thuộc vào từng loại trái khác nhau.
Cây sầu riêng khổ qua
Cũng là một trong những loại sầu riêng phổ biến ở nước ta, có hình dáng thuôn dài và màu sắc cũng giống màu của trái khổ qua nên có tên gọi là sầu riêng khổ qua.

Cây sầu riêng khổ qua có 2 loại: cây sầu riêng khổ qua vàng và cây sầu riêng khổ qua xanh.
Khi chín thì cơm có màu vàng, hơi bị nhão, 1 điểm hạn chế đối với loại này là hạt to nên phần cơm hơi ít so với sầu riêng Ri-6. Hiện nay trên thị trường sầu riêng khổ qua có giá khoảng từ 120.000-150.000đ/kg tùy thuộc vào kích thước và cân nặng của mỗi loại.
Cây sầu riêng chuồng bò
Là loại sầu riêng khá phổ biến ở nước ta, được trồng nhiều ở các tỉnh miền tây và Đông Nam Bộ. Kích thước của loài này hơi nhỏ so với các loài khác từ 1-3 kg/quả, có dạng hình trụ và khi quả chín thường có màu vàng xám.

Hiện nay giá của sầu riêng chuồng bò dao động khoảng 80.000-100.000 tùy vào từng kích thước khác nhau của mỗi quả
Cách trồng cây sầu riêng
Giống
Nước ta có nhiều loại giống sầu riêng khác nhau như: sầu riêng khổ qua xanh, sầu riêng khổ qua vàng, sầu riêng Ri6, sầu riêng hạt lép Bến Tre…Trước đây thường được trồng bằng cách nhân giống bằng hạt là chính và ngày nay với khoa học, kĩ thuật tiến bộ vượt bậc sầu riêng được trồng bằng cách cấy ghép cành.
Có nhiều cách ghép khác nhau như ghép mắt, nêm ngọn, cành…, nhưng cách ghép cành được nhiều người sử dụng hơn và trước khi ghép 2 tuần bà con nên cắt lá để khoảng 5-7 ngày cho phần mắt mọc mầm u lên để quá trình cấy ghép diễn ra nhanh hơn, Bà con nên ghép vào đầu mùa mưa.

Thời gian tốt nhất để trồng cây sầu riêng vào đầu mùa mưa đối với những nơi có đất thoát nước tốt, còn đối với đất khó thoát nước thì nên trồng vào sau mùa mưa.
Cách trồng cây sầu riêng đạt được năng suất cao
Các cây trồng phải có khoảng cách từ 8-12m hoặc có thể trồng xen canh các cây trồng ngắn ngày họ đậu hoặc rau mùi…không nên trồng các loại cây đu đủ, dứa, cacao…vì những cây này dễ bị sâu bệnh, nấm tấn công nên rất có thể dễ lây cho cây sầu riêng. Có thể trồng 2-3 loại giống sầu riêng trong vườn để tăng được khả năng thụ phấn cho cây sầu riêng.
Trước khi trồng nên đào hố khoảng 1m, tùy thuộc vào từng địa hình khác nhau mà đào hố có chiều sâu khác nhau lưu ý là càng sâu càng tốt.
Để cây sầu riêng hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, phát triển khỏe mạnh thì bà con nên bón phân trước khi trồng, có thể sử dụng cách bón lót cho từng hố khoảng 10-20kg phân hữu cơ hoai mục, kết hợp với phân lân, vôi…Sau khi trồng nên che bớt ánh nắng hoặc cắm cọc giữ cây con tránh khỏi sự phá hoại của các loài động vật như chó, mèo, gà…Trồng cây chăn gió chung quanh vườn.
Chăm sóc cây sầu riêng sau khi trồng
Lượng nước
Tưới nước cho cây phải kịp thời và vừa đủ, không nên tưới khi phát hiện cây bị khô héo, lá vàng sẽ gây hại cho cây.
Cây sầu riêng khi bị thiếu nước thì sẽ phát triển kém hoặc héo lá, còn nhiều tưới nhiều nước sẽ gây ngập úng thậm chí là bị thối rễ. Khi cây ra hoa cần tưới nước cách ngày để hạt phấn khỏe mạnh, và sau khi ra trái thì cần tưới lượng nước nhiều hơn, nhưng không để gốc đọng nước.
Khoảng thời gian tưới nước hợp lý là từ 8-9h sáng , nếu không có thời gian có thể tưới vào sáng sớm, tránh tưới vào buổi tối và đặc biệt kị nhất là tưới vào buổi trưa nắng.
Phân bón
Trong khoảng 3 năm đầu sau khi trồng mỗi năm bón cho mỗi cây bằng phân hữu cơ kết hợp với vôi theo liều lượng đúng nhất, hoặc các loại phân phù hợp với quá trình sinh trưởng của cây sầu riêng.
Khi cây ra hoa nên bón ít đạm, tăng thêm lân và kali, khi cây đang có quả tăng kali để hoa được nở to và kích thích cho ra trái to và đều.
Lưu ý: không nên dùng các loại phân có hàm lượng đạm cao để bón gốc hoặc phun qua lá vì đạm nhiều sẽ làm cho cây ra lá non, quả bị sượng hoặc nhão.
Ngoài ra trước khi đi mua phân bón nên xem kiểm tra kỹ tình trạng của cây và sau khi mua về cần đọc kĩ liều lượng bón cho đúng để tránh gây hại cho cây sầu riêng
Tỉa cành, quả trên cây sầu riêng
Khi cây chưa ra hoa, quả hoặc sau khi thu hoạch xong nên thực hiện phải cắt, tỉa để loại bỏ các cành mọc chi chít, sát gần nhau, cành bị khô héo, sâu bệnh gây hại để cây được thông thoáng, khỏe mạnh.
Khi cây sầu riêng ra hoa nên loại bỏ bớt hoa nhỏ, những chùm quả mọc gần nhau, cuống nhỏ, để lại những bông hoa to, nở đẹp, sẽ khả năng cho ra trái to và đều cao hơn.
Khi ra những quả sầu riêng nhỏ bà con nên tỉa bớt những quả bị méo mó,xấu, có sâu bệnh và những chùm có quá nhiều quả nên để lại 3-5 quả lớn đều nhau trong 1 chùm, để chúng không bị tranh dành chất dinh dưỡng của nhau.
Lưu ý: Nên cắt bỏ những chồi mới vì những chồi này có thường có xu hướng là lấy chất dinh dưỡng của quả, khiến cho quả nhỏ và kém phát triển.
Cách bệnh thường gặp và cách phòng trừ sâu bệnh trên cây sầu riêng
Đối với tất cả các loại cây ăn trái hầu như đều bị các loại sâu bệnh tấn công khi không biết cách chăm sóc đúng cách, đối với cây sầu riêng cũng gặp một số bệnh do sâu bệnh gây ra hãy cùng Nông Bio tìm hiểu nhé.
Rầy phấn: do loại rầy Allcocarodara maleyensis gây ra, loài này rất nhỏ, thường có màu nâu nhạt, xuất hiện ở dưới bề mặt lá, sinh sống bằng cách chích hút nhựa trên lá làm cho cho lá vàng, khô và rụng.

Cách phòng ngừa đối với loại bệnh này là bà con có thể dùng các biện pháp phòng trừ sâu bênh như là sử dụng các bẫy màu vàng để bắt rầy , Khi xuất hiện quá nhiều sâu bệnh đối với cây thì ta nên sử dụng các thuốc trừ sâu như Applaud-Bas, Bassa, Sherpa, Fastac…để lại bỏ chúng.
Rấy sáp phấn: có lớp sáp trắng như phấn phủ ngoài cơ thể bám trên lá và quá hút nhựa làm cho lá không phát triển, quả hư, thối…
Cách phòng tránh: Ngắt bỏ các lá có rệp và phụ thuốc Supracide, Dragon,Pyrinex…
Bệnh thối rễ: đây là loại bệnh nguy hiểm đối với cây sầu riêng, bệnh này do nấm Pythium complectens gây ra, chúng phá hoại bộ rễ của cây, gây ra hiện tượng: lá bị rụng từ ngọn trở xuống, ngọn cây bị trụi lá, từng cành của cây bị khô và chết, lâu ngày làm cho chết cả cây.

Phòng trừ bằng cách: không nên để vườn bị đọng nước, bón đủ phân hữu cơ và nên tưới các thuốc trừ sâu vào đầu hoặc cuối mùa mưa như: Mexyl-MZ, Vimonyl, Ridozeb….
Bệnh thán thư: do nấm colletotrichum Zibethinum gây ra, thường xuất hiện ở giữa tán lá trở xuống tới ngọn là đối với lá già, bệnh tạo thành những vết cháy khô từ chóp tới mép lá.

Bà con có thể phòng tránh bằng cách là phun thuốc diệt nấm: carbenzim. Bemyl….
Ngoài ra còn có các loài sâu bọ cánh cứng ăn lá, nhện đỏ, bệnh nấm hồng, bệnh đốm rong…Bà con cần phải có những biện pháp phù hợp để diệt hoàn toàn các loại sâu bệnh đối cây.
Trồng cây sầu riêng trong bao lâu thì có thể thu hoạch?
Tùy thuộc vào khí hậu thời tiết mà sẽ cho bà con thu hoac sớm hay muộn
Đối với các loại cây sầu riêng trồng bằng hạt thì quá trình thu hoạch sẽ diễn ra chậm hơn khoảng 8-10 năm tùy thuộc vào công việc chăm sóc của mỗi bà con.

Còn đối với loại cây sầu riêng được trồng bằng cách cấy ghép thì việc thu hoạch sẽ diễn ra sớm hơn khoảng 5-6 năm từ lúc bắt đầu trồng là có thể thu hoạch rồi và thời gian thu hoạch diễn ra cũng nhanh khoảng từ 2-3 tuần, thời gian nở hoa kéo dài từ 3-4 tháng tùy thuộc vào từng cây hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào.
Như vậy bài viết này Nông Bio đã giúp bà con tổng hợp những thông tin vô cùng hữu ích về đặc điểm, cách trồng và cách phòng trừ sâu bệnh trên cây sầu riêng. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về những điều cần thiết đối với cây sầu riêng, ngoài ra nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên bà con có thể để lại bình luận bên dưới hoặc nhắn tin ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp trong vòng 24h.