Dâu tây là loại trái cây chứa nhiều vitamin được rất nhiều người yêu thích. Bài viết dưới đây Nông Bio sẽ hướng dẫn bạn cách trồng dâu tây bằng hạt tại nhà vô cùng đơn giản
Tìm hiểu về cây dâu tây và yếu tố môi trường
Đặc điểm chung của cây dâu tây
- Thân thảo
- Lá kép, cuống lá dài, viền lá hình răng cưa
- Thân ngắn, nhiều lá
- Hoa có màu trắng, 5 cánh mỏng, lưỡng tính
- Quả non màu xanh, khi chín có màu trắng hồng hoặc đỏ mọng
- Vị chua ngọt thanh
- Hạt nằm ngoài vỏ
![Cách trồng dâu tây](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/cach-trong-dau-tay-tai-nha.jpg)
Những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của cây dâu tây
Ánh sáng
Cây dâu tây cần ánh sáng mạnh để có thể sinh trưởng và phát triển tối đa. Nếu trồng chúng ở nơi có ánh sáng yếu, cây sẽ giảm tỉ lệ ra hoa kết trái
Thời gian hấp thụ ánh sáng của cây tối đa 12 tiếng/ngày
Không nên để cây dâu tây hấp thụ ánh sáng của đèn điện
Nhiệt độ
Cây dâu tây ưa thoáng mát, chịu nhiệt và chịu hạn kém, nhiệt độ thích hợp là 18 – 22 độ C
Bạn nên đặt cây dâu tây ở nơi có nhiệt độ dao động từ 7 đến 30 độ C là tốt nhất
![Cây dâu tây ưa thoáng mát, chịu nhiệt và chịu hạn kém](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/cham-soc-cay-dau-tay-tai-nha.jpg)
Độ ẩm và nước
- Độ ẩm >84%
- Tránh mưa kéo dài cây ngập úng sẽ dễ chết
Đất và độ pH
Đất là yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của cây dâu tây. Bạn cần chọn đất trồng dâu tây đạt tiêu chuẩn sau:
- Đất thịt hoặc có hàm lượng hữu cơ cao
- Đất giữ ẩm tốt
- Tơi xốp
- Giàu dinh dưỡng
- Thoát nước tốt
Nếu sử dụng đất thường bạn nên kết hợp trộn xơ dừa hoặc trấu để đảm bảo độ ẩm và thoát nước tốt.
Lưu ý sử dụng chậu có lỗ thoát nước tốt để cây không bị úng nước
Độ pH trung tính 6-7
Thời gian
Dâu tây có thể trồng và phát triển quanh năm, tuy nhiên, thời gian thích hợp nhất để cây dâu tây sinh trưởng và phát triển toàn diện là từ tháng 4 – thời điểm sau mùa xuân, trước mùa hè, nhiệt độ dịu mát, không mưa nhiều.
Xem thêm: các kiến thức về cá cảnh, thủy sinh
Cách trồng dâu tây bằng hạt
Hướng dẫn lấy hạt từ quả dâu tây tươi
Hạt dâu tây ở lớp vỏ ngoài của quả dâu tây. Lựa chọn những quả có hạt ngả vàng, sẫm màu, bạn tách hạt ra đĩa hoặc gọt lớp vỏ mỏng có chứa hạt ra đĩa (lưu ý không làm hỏng hạt)
Phơi hạt ở nhiệt độ thường 2-4 tiếng
![Hạt dâu tây là những hạt nhỏ bên ngoài quả dâu và có thể dễ dàng nhìn thấy](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/cach-trong-dau-tay-bang-hat-1-min.jpg)
Hướng dẫn ngâm và ủ hạt
Ngâm hạt dâu tây với nước ấm (tỷ lệ: 2 nóng/3 lạnh) khoảng 6 tiếng
Ủ hạt dâu tây trong hộp kín có bông ẩm
![Ủ hạt dâu tây](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/cach-trong-dau-tay-bang-hat-4.jpg)
Hướng dẫn gieo hạt ra khay
– Rải 2cm đất trồng lên khay
– Làm ẩm đất
– Gieo hạt dâu tây phủ kín khay đất (lưu ý không gieo hạt quá dày)
– Phủ tiếp 1 lớp đất mỏng lên trên hạt giống vừa gieo
– Đặt khay nơi khô ráo có nắng
– Tưới nước đều vào mỗi buổi chiều
– Sau 1-2 tuần hạt sẽ nảy mầm
Muốn hạt giống nhanh nảy mầm bạn có thể bọc 1 lớp nilon ngoài khay
![gieo hạt theo khoảng cách đều nhau, mỗi hạt cách nhau ít nhất 10cm](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/cach-trong-dau-tay-2.jpg)
Hướng dẫn tách chậu dâu tây
Tách chậu là việc làm cần thiết để giúp cây dâu phát triển tốt hơn
Thời điểm thích hợp để tách chậu cho cây dâu tây là khi chúng có 3-5 lá khỏe
Thời gian tốt nhất để tiến hành tách chậu: sáng sớm hoặc chiều tối
Đào đất đủ sâu để vừa bầu đất của cây giống, lưu ý đặt thẳng cây giống vào giữa chậu để cây có không gian phát triển đều thân, rễ…
Tránh động vào bộ rễ, và bầu đất khi tiến hành tách chậu.
Sau khi tách chậu chỉ nên tưới nước, không sử dụng bất kỳ loại phân bón nào trong thời gian này
Cây còn yếu khi mới tách chậu, nên để cây ở khu vực có ánh sáng yếu hoặc che chắn khỏi ánh nắng trực tiếp trong những ngày này.
![Tách chậu cây dâu tây](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/tach-chau-cay-dau-tay-tai-nha.jpg)
Hướng dẫn chăm sóc cây dâu tây trưởng thành
Tưới nước
Trong tuần đầu tiên sau khi tách chậu: tưới nước 2 ngày/lần
Những ngày bình thường: giữ đất ẩm, tưới nước cố định 1 lần/ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối
Chú ý lượng nước tưới vừa đủ làm ẩm đất, không làm ngập úng gốc
![Lưu ý chăm sóc dây tây cho sai quả](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/dac-diem-cua-dau-tay.jpg)
Tỉa cây
Tỉa lá thường xuyên: loại bỏ lá già, lá bệnh
Tỉa cành nhỏ, nên giữ cành chính khỏe
Ngắt bỏ vụ hoa đầu tiên để cây phát triển và cho năng suất cao ở vụ sau
Nhổ cỏ và loại bỏ sâu bệnh
Nhỏ cỏ dại thường xuyên
Bắt sâu trên lá và loại trừ mầm bệnh: ốc sên, nhện gây nguy hại cho cây
Bón phân
Sử dụng phân trùn quế hoặc phân hữu cơ vào các thời kỳ cần thiết để cây trồng phát triển toàn diện và đủ chất dinh dưỡng.
Tìm hiểu thêm: Các loại phân hữu cơ cần thiết cho cây trồng
Bảo vệ quả/trái
Sau khi có trái nếu trồng ngoài trời rất dễ bị chuột, ong hoặc chim chích gây hỏng quả. Bạn cần có biện pháp che chắn bảo vệ sau khi cây bói quả
Tránh để quả chạm đất trồng dễ bị thối quả, nếu trồng dưới đất bạn có thể lấy lớp lớp che phủ trên mặt đất. Nếu trồng ở chậu hãy để quả mọc ra ngoài cạnh của chậu
![Tránh để quả dâu tây tiếp xúc trực tiếp với mặt đất](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/khong-de-qua-dau-tay-cham-chat.jpg)
Hướng dẫn thu hoạch quả dâu tây đúng cách
Khi quả chuyển màu hồng hoặc đỏ sẫm là lúc bạn có thể thu hoạch. Nên thu hoạch vào sáng sớm khi chưa có mặt trời.
Nên ngắt ở 1/4 cuống để bảo đảm độ tươi của quả sau thu hoạch. Hái nhẹ tay vì quả dâu tây mềm mỏng rất dễ dập
Cây dâu tây ra quả liên tục trong nhiều năm, nên sau mỗi đợt thu hoạch quả bạn cần chú ý cắt tỉa cành lá, chăm sóc và tưới phân đầy đủ để cây phát triển tốt cho vụ sau.
![Thu hoạch](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/a1-730x430-1.jpg)
Một số loại bệnh thường gặp khi trồng cây dâu tây
Bệnh phấn trắng ở lá cây dâu tây
Nhận biết: lá cuộn tròn, mặt sau phủ lớp bột có màu trắng, sau đó lá sẽ héo khô
Biện pháp:
- Tỉa lá bệnh thường xuyên
- Di chuyển lên khu vực cao, thoáng
- Bón phân Kali
- Tách biệt cây bệnh không để chúng gần nhau
Bệnh bạch tạng ở cây dâu tây
Nhận biết: đốm trắng xuất hiện ở quả dâu, lâu ngày gây thối quả
Biện pháp:
- Vệ sinh sạch sẽ đất trồng, chậu
- Tỉa lá, cành
- Bổ sung dinh dưỡng cho đất
![Cây dâu tây bị bệnh lâu ngày khiến quả ủng thối](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/benh-thuong-gap-o-cay-dau-tay.jpg)
Bệnh mốc xám
Nhận biết: đốm nâu sáng trên quả dâu tây, lâu ngày quả sẽ phủ kín lớp mốc xám
Biện pháp:
- Chọn hạt giống và cây trồng khỏe mạnh
- Tăng cường dinh dưỡng đất
Nhện đỏ
Nhận biết:
- Lá loang lổ màu vàng, mặt dưới lá màu nâu do bị nhện chích
- Hoa thối, rụng
- Quả nứt, sạm, vàng
Biện pháp:
- Giữ ẩm tốt cho đất
- Tưới phun mạnh
- Vệ sinh sạch sẽ đất trồng
Ốc Sên và Nhớt
Nếu khu vực trồng dâu tây có xuất hiện vết nhớt của ốc sên để lại, bạn nên tìm và loại bỏ chúng. Ốc sên sẽ gây ra một số bệnh nấm nguy hiểm cho cây dâu tây.
Biện pháp:
- Vây bắt ốc sên trong khi tỉa cành lá
- Bẫy ốc sên bằng bã bia hoặc sữa chua
Cách trồng dâu tây bằng hạt tại nhà rất đơn giản và dễ chăm sóc đúng không nào? Hy vọng qua bài viết trên của Nông Bio bạn đã trang bị đủ kiến thức để trồng dâu tây.