Sâu đục thân: Đặc điểm và cách phòng trừ trên cây trồng

Đánh giá post

Khó khăn trong công tác chăm sóc cây trồng là phải đối phó với bệnh sâu, nhất là từ khi từ lúc bắt đầu trồng cây đến khi trưởng thành và đến kì thu hoạch, nếu không có kinh nghiệm chăm sóc cây trồng và phát hiện sâu bệnh gây kịp thời gian sẽ rất dễ ảnh hưởng xấu đến an toàn cây trồng và khiến cho năng suất cây trồng giảm.Việc phát hiện các nguồn gây bệnh kịp thời rất là quan trọng và chúng sẽ giúp bà con biết cách sử dụng các loại thuốc phù hợp để phòng trừ sâu bệnh. Trong bài viết này Nông Bio sẽ cung cấp cho bà con về loài sâu đục thân: đặc điểm và cách phong trừ trên cây trồng để cây trồng được phát triển an toàn đạt năng suất và chất lượng cây cao.

Đặc điểm của sâu đục thân 

Có lẽ sâu đục thân gây hại rất nhiều các loại cây trồng khác nhau như cây điều, bưởi, chuối…vậy đặc điểm của chúng là gì?

Sâu đục thân có nguồn gốc từ sâu bọ cánh cứng, tên khoa học là Plocaederus ruficoruis, thuộc họ Cerambycidae chúng hoạt động rất mạnh vào ban đêm, nên bà con sẽ rất khó phát hiện chúng để ngăn sự phá hoại của chúng kịp thời

Sâu đục thân trưởng thành có màu nâu sậm,vỏ ngoài cứng, dài khoảng 3 – 3,5cm. Râu dài, cứng màu nâu đỏ. Miệng rộng, hàm phát triển mạnh giúp dễ dàng xâm nhập vào những thân cây có vỏ ngoài cứng để phá hoại cây trồng.

Sâu đục thân là loài gây hại nguy hiểm đối với cây trồng hiện nay
Đặc điểm của sâu đục thân cây trồng

Sâu đục thân cây có khả khả năng sinh sản ra trứng từ 1-5 trứng, đẻ khoảng 2-4 ngày liên tục, trứng có màu trắng, tròn, ta thường phát hiện chúng ở các hốc cây, các vết nứt trên thân, cành cây, khoảng 2-3 ngày thì trứng sẽ hình thành các ấu trùng, 

Các ấu trùng có hình ống, màu trắng sữa, dài khoảng 4-5cm  theo khe hở của thân cây mà dần dần tiến vào sâu thân cây để lấy các chất dinh dưỡng để phát triển và phá hoại thân cây. Ấu trùng sinh trưởng trong cây khoảng 7-8 tháng sẽ biến thành nhộng và dần dần phát triển thành sâu đục thân trưởng thành với vỏ ngoài cứng cáp hơn.

Khi loài sâu này xâm nhập vào bên trong vỏ cây sẽ hút các chất dinh dưỡng từ cây, khiến cho cây trồng còi cọ, kém phát triển, năng suất cây thấp ra lâu lần cây sẽ bị chết khô.

Tập tính sinh sống của sâu đục thân

Sâu đục thân trưởng thành thường hoạt động khi trời tối, đặc biệt là ban đêm

Chúng thường trốn trong các kẽ lá, hốc cây để chờ thời cơ để phá hoại.

Sâu đục thân là loài xuất hiện trong lúc trời tiết ẩm ướt khoảng 80-90%
Tập tính của sâu đục thân

Nhiệt độ chúng phát triển khá cao từ 25-30 độ C, độ ẩm tương đối cao khoảng 80%.

Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân

Sâu đục thân là loài thường xuyên phá hoại cây trồng bằng cách xâm nhập vào bên trong thân cây để lấy chất dinh dưỡng nên việc phát hiện loài sâu này rất khó dưới dây sẽ có vài dấu hiệu để bà con sẽ dễ dàng nhận biết sâu phá hoại và sẽ có những biện pháp để phòng ngừa trước khi sâu gây hại.

Vì vậy mà cây trong quá trình phát triển bà con mình cần phải thường xuyên quan sát tình trạng của cây thường xuyên, nếu thấy những lỗ nhỏ, xung quanh vị trí đó có dấu hiệu có một lớp bột màu nâu giống như mùn cưa đây ra ngoài thì rất có thể loài cây đó đã bị sâu đục thân phá hoại bên trong thân cây, khiến cho phần thân cây bị rỗng bên trong và dễ bị ngã bởi những cơn gió mạnh thổi qua.

Sâu đục thân rất khó phát hiện khi xâm nhập vào thân cây
Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân phá hoại cây trồng

Các loài cây bị khô héo, kém phát triển, mất dần chất dinh dưỡng thì đó là dấu hiệu của việc sâu đục thân gây hại nặng cho cây.

Đối với các loại cây trồng lâu năm thì vẫn bị loài sâu bệnh này tấn công, làm cho quá trình trao đổi chất và dinh dưỡng của cây bị ngưng trệ khiến cho cây dần dần bị chết đi.

Sâu đục thân phá hoại cây trồng ở mọi thời kì phát triển của cây.

Điều kiện để sâu đục thân phá hoại cây trồng

Đầu tiên là do độ ẩm, độ ẩm quá cao sẽ khiến cho sâu bệnh tấn công rất nhanh nhất là lúc thời tiết vào mùa mưa.

Đầu tiên là do độ ẩm, độ ẩm quá cao sẽ khiến cho sâu bệnh tấn công rất nhanh nhất là lúc thời tiết vào mùa mưa.
Những điều kiện để sâu đục thân gây hại cây trồng

Trong quá trình phát triển của cây có thời gian cây còn non đây là điểm thu hút đối với sâu bọ.

Không thường xuyên phun thuốc, bón phân để cây trồng có sức đề kháng chống lại các bệnh gây hại.

Những biện pháp để phòng trừ sâu đục hại đối với cây trồng

Để cây trồng trong vườn nhà mình được phát triển khỏe mạnh, mang lại năng suất cao, thì không thể tránh khỏi các loài sâu bệnh gây hại, dưới đây là một số biện pháp để bà con có thể thực hiện tại khu vườn của mình một cách tốt nhất.

Nên bón các loại phân bón hoặc phun thuốc trừ sâu để hạn chế sâu bệnh gây hại cho cây và tăng sức đề kháng đối với cây, nên làm theo định kỳ sẽ có hiệu quả cao hơn đấy!

Nên bón các loại phân bón hoặc phun thuốc trừ sâu để hạn chế sâu bệnh gây hại cho cây và tăng sức đề kháng đối với cây, nên làm theo định kỳ sẽ có hiệu quả cao hơn đấy!
Các biện pháp ngăn ngừa sâu đục thân gây hại cho cây trồng

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc phòng trừ sâu bệnh bà con nên sử dụng chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RS (đặc trị côn trùng gây hại) xịt đều quanh vườn để tránh sâu bệnh phá hoại cây trồng của mình. Lưu ý trước khi sử dụng phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để dùng đúng liều lượng tránh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Khi phát hiện thân cây có lỗ đục phân đùn ra, bà còn nên dùng những vật nhọn như dao chẳng hạn để đẻo lớp vỏ cây theo đường sâu để bắt được sâu non, sau khi đã loại trừ hết thì sử dụng dung dịch  Bordeaux quét vào nơi mà bị sâu đục thân phá họa để ngăn ngừa nấm bệnh phát triển cho cây.

Thường xuyên cắt tỉa cành lá để cây được thông thoáng, hạn chế được tình trạng sâu bệnh xâm nhập vào cây, khoảng 1 tháng 1 lần để hạn chế được sâu bệnh phát tán và lý là sau khi tỉa cảnh phải thu gom và tiêu hủy để trừ sâu non hay nhộng còn bên trong.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây thì bà con mình cần phải thường xuyên chăm sóc và theo dõi tình trạng của cây đang trong giai đoạn nào để biết là cần thêm các chất dinh dưỡng hay bị khô héo, kém phát triển để biết sử dụng các loại phân bón hoặc các thuốc trừ sâu để loại trừ chúng lây lan cho cây

Đối với chế độ chăm sóc: nên tưới nước vừa đủ không nên tưới quá nhiều, độ ẩm cao sẽ tạo điều cho sâu bệnh gây hại cho cây. Hoặc tưới quá ít sẽ khiến cho cây bị thiếu nước và quá trình phát triển của cây sẽ diễn ra chậm hơn so với các loài cây khác trong vườn.

Thường xuyên dọn dẹp khu vườn của mình phải thật sạch sẽ, cũng góp phần trong việc hạn chế sâu bệnh gây hại.

Như vậy bài viết này Nong Bio đã giúp bạn tổng hợp về Sâu đục thân: Đặc điểm và cách phòng trừ trên cây trồng. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những đặc điểm cơ bản của sâu đục thân cây trồng, ngoài ra nếu còn bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc nhắn tin ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp trong vòng 24h.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image