Vốn là một trong những loài cây được yêu thích bởi mang nhiều ý nghĩa tốt trong phong thuỷ. Vì vậy không khó để hiểu tại sao nhiều người lại trồng loại cây này trong nhà. Tuy nhiên cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà để cây luôn xanh tươi không hề đơn giản. Trong bài viết này, hãy cùng Nông Bio tìm hiểu chi tiết về cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hỗ, cùng khám phá bên dưới bạn nhé!
Những lợi ích của cây lưỡi hổ
- Lọc không khí: Cây lưỡi hổ là loại cây được trồng bên trong nhà với tác dụng tuyệt vời trong việc lọc không khí. Đây cũng là một trong số ít các cây có thể lọc khí suốt 24h một ngày.
- Hấp thụ độc tố: Bên cạnh khả năng lọc khí, loại cây này còn hấp thụ các độc tố có hại. Đặc biệt là khi môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm. Một trong những chất độc mà cây có thể lọc được là chất gây nên bệnh ung thư nitrogen oxide và formaldehyde.

- Tăng cường oxy vào ban đêm: Trồng cây lưỡi hổ trong nhà giúp tăng cường lượng oxy vào ban đêm. Đây chắc chắn là công dụng tuyệt vời mà bạn cần biết.
- Chữa bệnh: Cây lưỡi hổ còn có công dụng chữa một số loại bệnh khá phổ biến như viêm họng, viêm tai giữa, …
Đặc điểm sinh trưởng của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ được ưa thích bởi đặc tính sinh trưởng tốt ngay cả khi điều kiện thời tiết không ổn định. Có thể trồng trong môi trường nóng bức. Nếu trồng trong nhà, cây vẫn có thể sống trong bóng râm, sống với mọi loại đất cho dù là đất khô cằn. Tuy nhiên, bạn cần tránh trồng cây ở nơi có độ kiềm cao nhé!
Ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ
Trong phong thuỷ, việc chưng hay trồng cây lưỡi hổ trong nhà giúp đem lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Chính vì lẽ đó, bạn có thể sử dụng loại cây này như một món quà ý nghĩa dành cho những người thân yêu. Với lời chúc phát tài, phát lộc dành cho chủ nhân của nó.

Lưỡi hổ là cây hợp với chủ nhân có mệnh Thổ hoặc Kim. Đây được xem như tấm bù giúp những người thuộc mệnh này ăn nên làm ra, sức khoẻ dồi dào, cuộc sống thuận lợi. Nên đặt cây lưỡi hổ ở hướng Nam, nếu không gian bé nên chọn cây thích hợp tránh cản ánh sáng, cản may mắn vào nhà bạn nhé!
Cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà
Đầu tiên, các bạn cần lựa chọn cây mẹ có sức sống tốt không bị sâu bệnh. CÓ 2 cách để bạn có thể trồng loại cây này đó là: tách cây và hom lá.
Nhân giống lưỡi hổ bằng cách tách cây
Đối với phương pháp tách cây, bạn sẽ tận dụng cơ hội thay chậu giúp cây phát triển nhanh chóng chỉ sau vài tháng. Khi đó, cây mẹ sẽ đẻ ra nhiều cây con hơn, bạn sẽ dễ dàng tách cây và trồng vào các chậu riêng biệt.
- Bước đầu tiên, bạn lấy bụi cây ra khỏi chậu, sau đó loại bỏ hết phần đất cũ xung quanh và cắt bỏ bớt phần rễ bị hỏng.
- Tiếp đến, bạn cho hỗn hợp gồm: đất thịt + phân vào (tỷ lệ 1:1) và trộn đều hỗn hợp lên. Nếu không có đất, bạn có thể thay bằng xỉ than, đất mua tại các cửa hàng nhé, miễn sao đất giàu dinh dưỡng là được.
- Bước tiếp theo, bạn tiến hành tách bụi cây mẹ thành các cây nhỏ lẻ rồi trồng vào từng chậu riêng biệt. Khi trộng nên ấn mạnh đất xung quanh gốc cây. Thêm vào đó, có thể rải một ít sỏi lên mặt chậu để trang trí nhé.
- Cuối cùng, bạn tưới một ít nước lên chậu và để vào bóng râm là được.
Trồng cây lưỡi hổ bằng cách hom lá
Bên cạnh tách cây, bạn cũng có thể thực hiện giâm lá vào khoảng thời gian từ mùa xuân đến mùa hè. Khi đó cây sẽ dễ dàng sinh trưởng hơn. Khi giâm nên chọn các lá non, không bị bệnh, có lá màu xanh đẹp mắt. Nên cắt sát với gốc cây, sau đó chia thành từng khúc dài để nó tự liền vết thương.

Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị hỗn hợp đất trồng đá sỏi + potting mix (tỷ lệ 1:1). Potting mix được bày bán rất nhiều trên thị trường, đây giống như hỗn hợp đất cùng các chất dinh dưỡng tốt cho cây.
Sau khi đã chuẩn bị đất xong, bạn tiến hành chôn các khúc lá này vào chậu sao cho đất chỉ lấp đầy 1/2 khúc lá. Xịt thêm một ít nước lên chậu giúp đất có độ ẩm.
Đặt chậu ở vị trí thoáng nhẹ, tưới nước để cây con nhanh bén rễ. Sau khi trồng từ 3-4 tuần là cây bắt đầu ra rễ. Lúc này, bạn sang cây vào một chậu khác để trồng.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Quá trình chăm sóc cây lưỡng hổ cần rất nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số đó bạn cần quan tâm là: nhiệt độ, ánh sáng, nước, phân bón và thời điểm thích hợp để thay chậu.
- Nhiệt độ: Cây lưỡi hổ sống được trong môi trường khô cằn nhưng sợ rét. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn vị trí đặc cây thích hợp, nhiệt độ nên cao hơn 13 độ C.
- Ánh sáng: Nên đặt chậu cây ở những vị trí có nhiều ánh sáng chiếu vào. Nếu đặt trong bóng râm, cách 10 ngày bạn cần mang cây đi phơi nắng.
- Tưới cây: Bạn không cần tưới nước quá nhiều, cây có thể chịu được đất khô cằn. Khi tưới nên tưới từ trên cao xuống. Nếu vào mùa mưa, bạn chỉ cần tưới 1 lần trong 1 tháng.
- Thay chậu: Vào mùa xuân, bạn cần thay chậu, tách cây khi cây mẹ ra nhiều rễ.
- Bón phân: Khoảng thời gian thích hợp để bón phân cho cây là vào mùa xuân sang hè. Bạn có thể bón các loại phân chứa potasse với hàm lượng vừa phải. Tránh bón phân vào mùa lạnh, bởi khả năng hấp thụ dưỡng chất kém.
Xem ngay: Nguồn gốc, ý nghĩa và cách trồng cây Kim Tiền hút tài lộc mà bạn cần biết
Một số loại bệnh thường gặp khi trồng cây lưỡi hổ
- Thối gốc, đốm nâu trên lá: Cây bị dư nước
- Lá bị mềm và bị thâm đen: Cây đặt ở nơi có nhiệt độ quá thấp
- Ngọn lá khô, xuất hiện những mảng nâu rải rác: Cây bị thiếu ánh sáng hoặc để trong bóng râm quá lâu
- Lá cây nhạt màu, mất đi sự pha trộn: Cây thiếu ánh sáng
- Lá con quá mềm: Bón quá nhiều phân, giảm liều lượng và thời gian bón thích hợp.

Cây lưỡi hổ có chứa chất độc hại hay không?
Được biết, cây lưỡi hổ thuộc họ với cây lô hội. Chính vì lẽ đó, loại cây này cũng chứa các loại độc tính, gây nên hiện tượng ngộ độc nếu chúng ta ăn phải. Trong trường hợp không may nhai hay nuốt, người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn, kích ứng trên da. Chính vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng loại cây này để trang trí. Đặc biệt, cần đặt cây xa tầm tay trẻ em.
Với những chia sẻ trên đây, Nông Bio hy vọng các bạn sẽ nắm rõ cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà như thế nào để cây luôn tươi tốt. Bên cạnh đó là một số bệnh thường gặp và cách nhân giống cây con hiệu quả. Nếu vẫn còn vướng mắc trong quá trình trồng và chăm sóc cây, bạn hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé.