Cá chép Nhật là một trong những loại cá được giới nhà giàu Việt Nam ưa chuộng bởi vẻ đẹp cũng như ý nghĩa phong thuỷ mà nó mang lại. Bạn cũng đang quan tâm đến loại cá “quyền quý” này? Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không tham khảo ngay những thông tin hữu ích mà Nông Bio giới thiệu ở bài viết dưới đây!
Cá chép Nhật là loại cá như thế nào? Đặc điểm, phân loại
Cá chép Nhật hay còn được gọi là cá Koi và được sử dụng làm cảnh bởi chúng có màu sắc vô cùng nổi bật. Cá có nhiều màu sắc khác nhau như màu vàng, màu đỏ, màu trắng, màu đen…Đặc biệt, loại cá này được xem là cá cảnh dành cho giới nhà giàu bởi giá cả tương đối đắt đỏ.
Xem thêm: https://nongbio.vn/top-5-loai-ca-canh-dep-nhat-viet-nam-hien-nay/
Đặc điểm của cá chép Nhật

Cá chép Nhật mang một số đặc điểm cơ bản như sau:
- Về môi trường sinh sống: Cá sống trong môi trường nước ngọt hoặc môi trường có độ mặn không quá 6%. Nhiệt độ nước cần duy trì trong khoảng từ 25 – 27 độ C, hàm lượng oxy tối thiểu là 2,5mg/l và độ pH từ 4 – 9 mà tốt nhất là 7 – 8.
- Cá có nhiều màu sắc khác nhau như màu cam, màu đỏ, màu vàng, màu trắng…
Phân loại cá chép Nhật

Cá chép Nhật Bản được chia thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:
Kohaku
Loại cá này có 2 màu sắc cơ bản là màu đỏ và màu trắng trong đó màu đỏ chiếm tỷ lệ lớn hơn, từ 50 – 70%. Cá Kohaku lại được chia thành nhiều dòng như:
Straight Hi Kohaku: Cá có một khoang đỏ nối liền từ đầu cho đến đuôi.
Nidan Kohaku: Cá có 2 khoảng đó tách nhau ở phần thân, trong đó 1 phần từ đầu cho đến gần chính giữa thân và phần còn lại từ thân cho đến đuôi.
Sandan Kohaku: Cá có 3 khoang đỏ, khoang 1 nằm ở phần đầu, khoang 2 ở chính giữa thân và khoang còn lại nằm ở gần đuôi.
Yondan Kohaku: Cá có 4 khoang đỏ chia đều từ đầu cho đến đuôi.
Godan Kohaku: Các có 5 khoang đỏ lốm đốm hình chùm nho hoặc bông hoa nằm ở thân.
Ginrin Kohaku: Cá có vảy sáng lấp lánh tựa kim tuyến, ngoài ra trên thân cá còn có nhiều đốm đỏ bắt mắt.
Omoyo Kohaku: Cá có màu đỏ kéo dài từ đầu cho đến đuôi cá không bị tách rời.
Kanoko Kohaku: Đầu cá là một khoang đỏ và phần thân có nhiều đốm đỏ.
Tancho Kohaku: Thân cá màu trắng, đầu có khoang đỏ dạng hình tròn nhìn tương đối giống quốc kỳ của Nhật Bản.
Inazuma Kohaku: Cá có khoanh đỏ kéo dài không liền mạch mà theo dạng hình zixzac từ đầu cho tới chấm đuôi, trừ môi.
Kuchibeni-Kohaku: Cá có chấm đỏ ở đầu môi và khoang đỏ dọc theo sống lưng.
Doitsu Kohaku: Cá có phần thân màu trắng bạc. Da cá trơn, không có vảy. Đầu cá cũng có một vệt đỏ..
Menkaburi-Kohaku: Đầu cá và miệng cá có màu đỏ tách biệt hoặc dính liền nhưng chỉ một phần nhỏ với thân.
Maruten Kohaku: Cá có 3 hoặc 4 khoang đỏ ở thân có thể dính liền hoặc tách rời. Phần đầu có một vệt đỏ dạng hình tròn không dính liền với khoang đỏ nằm ở thân.
Taisho Sanke
Taisho Sanke hay còn được gọi với tên khác là Sanke. Cá được lai tạo từ dòng Kohaku. Cá có 3 màu chính là màu đỏ, màu trắng và màu đen. Loại cá này cũng được phân ra thành một số dòng như sau:
Kuchibeni Sanke: Cá có chóp đỏ nằm ở miệng. Thân cá là các vệt màu đỏ, trắng và đen đan xen nhau.
Aka Sanke: Cá có vệt đỏ kéo dài từ đầu cho đến đuôi mà không bị ngắt quãng.
Subo Sumi-Sanke: Cá có màu trắng điểm xuyết các đốm đen trên da.
Maruten Sanke: Cá có chấm đỏ trên đầu. Thân cá có 3 màu trắng, đỏ và đen.
Doitsu Sanke: Cá có da trơn, vảy rồng chạy dọc trên sống lưng.
Tancho Sanke: Cá có một chấm tròn màu đỏ ở giữa 2 mắt. Thân cá màu trắng, điểm xuyết thêm các chấm đen.
Ginrin Sanke: Cá có vảy sáng lấp lánh tựa kim tuyến.
Showa Sanshoku (Showa)
Showa Sanshoku cũng được lai tạo và phát triển từ dòng Kohaku và có 3 màu là trắng, đỏ và đen, trong đó màu đen chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Chính điều này khiến nhiều người nhầm lẫn nó với sanke. Tuy nhiên, để phân biệt thì Showa Sanshoku có màu đen ở đầu còn sanke thì không. Bên cạnh đó, một điểm nữa để mọi người phân biệt là Showa Sanshoku có nền đen và điểm xuyết các đốm trắng, đỏ trong khi đó sanke nền trắng điểm xuyết các chấm đỏ và đen.
Showa Sanshoku cũng được chia thành một số dòng sau: Hi – Showa, Kindai – Showa, Tancho Showa, Maruten Showa, Doitsu Showa, Ginrin Showa.
Bên cạnh đó, cá chép Nhật còn bao gồm một số loại khác như:
- Utsuri: Shiro Utsuri , Hi Utsuri và Ki Utsuri
- Bekko: Shiro bekko, aka bekko và ki bekko
- Asagi
- Shusui
- Tancho
- Goromo
- Kin Gin Rin
Ý nghĩa phong thuỷ của cá chép Nhật
Cá chép Nhật được nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp bắt mắt đồng thời còn có nhiều ý nghĩa về mặt phong thuỷ. Loại cá này từ xa xưa đã được gắn liền với câu chuyện “Cá chép vượt vũ môn” bởi lẽ nó tượng trưng cho tinh thần quả cam, sức mạnh để vượt qua những khó khăn, hướng đến khát vọng sống mãnh liệt. Ngày nay, cá chép Nhật chính là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng, ý chí vượt qua khó khăn, trở ngại, hướng đến cuộc sống lâu dài, hạnh phúc cùng với tình yêu, tình bạn thắm thiết.

Bên cạnh ý nghĩa chung thì mỗi màu sắc của cá còn mang những ý nghĩa riêng. Cụ thể:
- Màu đen tượng trưng cho nỗ lực vượt qua khó khăn để vươn tới thành công. Đặc biệt đây còn là màu sắc biểu tượng cho người cha đáng kính trong văn hoá của người Nhật.
- Màu đỏ tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt, sức mạnh cùng với lòng dũng cảm. Bên cạnh đó, màu đỏ và màu cam trong văn hoá Nhật còn là biểu tượng cho người mẹ giàu đức hy sinh trong gia đình và màu hồng tượng trưng cho hình ảnh người chị.
- Màu vàng là biểu tượng của sự may mắn và giàu có.
- Màu xanh tượng trưng cho sự bình tĩnh, hài hoà đồng thời còn là biểu tượng của người con trai trong gia đình.
Để mang đến hiệu quả ý nghĩa nhất về mặt phong thuỷ, gia chủ nên đặt hồ cá theo hướng Bắc (cung Quan Lộc) hoặc hướng Đông Nam (Cung Phú Quý). Đặc biệt, nếu nuôi cá trong nhà sẽ đem đến thịnh vượng, may mắn; đặt cá trên bàn làm việc mang đến sự nghiệp thành công, thăng quan tiến chức; đặt cá ở bàn học thì học hành thi cử thuận lợi, đỗ đạt cao.
Lưu ý, bạn không nên nuôi cá trong phòng ngủ, nhà bếp, khu thờ hoặc nhà vệ sinh bởi như vậy vừa không mang lại ý nghĩa phong thuỷ mà thậm chí còn mang đến những điều xui rủi không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm: https://nongbio.vn/cach-trong-cay-kim-tien/
Kỹ thuật nuôi cá chép Nhật hiệu quả
Cá chép Nhật được nhiều người yêu thích, mang về nuôi thế nhưng kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng thế nào để đạt hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng biết. Dưới đây, chúng tôi “mách nhỏ” bạn một số tip nuôi cá hiệu quả được những tay chơi cá có kinh nghiệm truyền đạt lại.
Kỹ thuật nuôi cá chép Nhật bao gồm nhiều công đoạn khác nhau từ cải tạo hồ nuôi, cách chọn cá giống bố mẹ cho đến giai đoạn ấp trứng và nuôi cá.
Về cách xây dựng hồ nuôi cá
Hồ nuôi cá cần phải đảm bảo một số tiêu chuẩn như sau:

- Diện tích: từ 50- 100m2
- Độ sâu hồ từ 1,2 cho đến 1,5m
- Mặt hồ thông thoáng, xung quanh không có bóng cây lớn che phủ.
- Hồ nuôi nên ở cạnh nguồn nước để thuận tiện cho quá trình thay nước
- Nhiệt đồ hồ nên duy trì ở mức từ 25 – 27 độ, độ pH từ 4 – 9 mà tốt nhất là 7 – 8.
- Nước trong hồ cần được thay thường xuyên, 1 – 2 tuần 1 lần để đảm bảo nguồn nước sạch, giúp cá không bị bệnh.
Cách chọn giống cá bố mẹ

Cá bố mẹ sử dụng làm giống phải là dòng thuần chủng, khoẻ mạnh, không có dị hình dị dạng gì.
Cân nặng của cá dao động trong khoảng từ 200 – 300g. Đặc biệt, cá đực và cá cái phải khác lứa.
Cá bố mẹ phải từ 7 cho đến 8 tháng tuổi. Cá cái bụng to, da mềm mại, bộ phận sinh dục đã bắt đầu chuyển sang màu đỏ hồng và có dấu hiệu sưng lên. Khi dùng tay vuốt nhẹ phần bụng bạn thấy có trứng rơi ra ngoài.
Đối với cá đực, cá cần khoẻ mạnh, đang phát triển tốt. Khi dùng tay vuốt nhẹ phần bụng có tinh dịch chảy ra.
Thức ăn cho cá chép Nhật
Thức ăn cho cá chép Nhật cần được chọn lựa kỹ lưỡng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

- Trong 10 ngày đầu: bạn có cá ăn trứng nước hoặc lòng đỏ của trứng.
- 10 ngày tiếp theo: bạn cho cá ăn trùn chỉ cắt nhỏ.
- 20 ngày tiếp theo tiến hành tập cho cá bắt đầu ăn cám.
- Sau 1 tháng, người nuôi cho cá ăn thức ăn tổng hợp kết hợp cùng trai, giun, ốc, bã đậu và cám. Nguồn thức ăn này giúp cá khoẻ mạnh, sinh trưởng và lớn nhanh.
Ở trên là đầy đủ những thông tin cần thiết về cá chép Nhật. Bạn hãy tham khảo để áp dụng cho hồ cá nhà mình. Bạn cũng đừng quên thường xuyên ghé thăm Nông Bio để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhé.