Lan hồ điệp thuộc dòng hoa lớn nhất thế giới với hơn 25 nghìn loài. Nhờ tính đa dạng trong chủng loại nên chúng rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Chủ yếu các nhà chơi hoa sẽ chơi nhiều vào các dịp Tết Nguyên Đán. Qua dịp ra hoa này, chắc chắn lan hồ điệp sẽ bị kiệt sức, dễ chết nếu không chăm kỹ. Do đó, để giúp kéo dài thời gian chơi hoa cũng như tuổi thọ của cây, hôm nay Nông Bio sẽ cùng với các bạn tìm hiểu về cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết, mẹo giúp nhanh ra hoa lại nhé!
Cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết rất dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật nếu các bạn hiểu được quy cách thực hiện. Để tối uy hóa quy trình chăm sóc, hãy tham khảo cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết dưới đây để có một chậu lan đẹp nở đầy hoa vào kỳ hè sắp tới.
Cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết
Bước 1: Cũng giống như một số loài hoa khác, khi hoa trên cành tàn hoặc héo độ khoảng ⅔ so với ban đầu, bắt đầu cắt bỏ đi ngồng hoa đó. Tránh việc những hoa héo bị thối úng tạo cơ hội cho một số loại mầm bệnh như nấm mốc phát triển gây hại cho cây và một phần để cây không bị mất sức. Lưu ý khi ngắt bỏ phần ngồng hoa, mọi người nên:
- Xác định được phần mắt ngủ của ngồng hoa
- Lượng chừng 3cm tính từ phần mắt ngủ và làm dấu
- Tiến hành cắt bỏ tại vị trí đã làm dấu
Mắt ngủ của ngồng lan hồ điệp
Tránh cắt phạm hoặc gây dập phần lá làm tổn hại đến cây.
Bước 2: Đối với những lá bị vàng héo hoặc bị nấm, nên cắt bỏ hoàn toàn nếu phần lá bị hư hại nặng, còn đối với những lá bị nhẹ, ta chỉ nên cắt bỏ phần bị hư đi. Cách nhận biết tình trạng lá: quan sát toàn bộ lá, sau đó ước chừng nếu thấy ⅓ lá trở đi bị vàng úa, lúc đấy là là bị hư hại nặng. Người lại dưới ⅓, lúc này lá chỉ mới bắt đầu bị hư hại.
Bước 3: Dùng một lượng thuốc Atonik vừa đủ thấm vào bông hoặc gạc y tế, tiếp tục lấy nó quấn quanh phần mắt ngủ còn lại trên cần hoa. Sau khoảng một tuần có thể tháo ra.
Bước 4: Thay chậu và xử lý phần rễ bị hư thối. Đầu tiên, rút bỏ bầu nhựa. Sau đó, dùng kéo đã vệ sinh cắt bỏ những phần dễ bị thối hoặc khô héo. Chỉ giữ lại phần rễ tươi xanh.

Cuối cùng, tại các điểm vừa cắt, tiến hành bôi một trong những loại sau:
Vôi

Gel sơn móng tay/chân
Thuốc/keo làm liền da cây

Keo 502

Tùy theo khả năng hoặc điều kiện của mỗi người sẽ có một lựa chọn khác nhau cho phù hợp, những mặt bằng chung vẫn nên ưu tiên sự thuận tiện có sẵn.
Bước 5: Đưa nguyên bầu cây vào chậu. Chú ý dùng dây cố định và không bị lung lay. Nhằm giúp cây bắn rễ dính chặt vào chậu.

Bước 6: Lấp đầy các khoảng trống trong chậu bằng dớn cọng hay giá thể trồng lan dạng sợi. Nên xử lý vệ sinh dớn cọng kỹ càng trước khi đổ vào chậu vì lúc này rễ cây còn yếu, dễ bị nấm mốc tấn công, nếu không xử lý kỹ sẽ làm cây nhiễm bệnh. Chỉnh lại phần dớn cọng để có thể quan sát được rễ cây.

Bước 7: Lựa chọn vị trí thích hợp để đặt chậu. Nên chọn những nơi mát mẻ,ánh sáng yếu như dưới hiên nhà, tán cây hoặc che hai lớp lưới sáng 70% và đặc biệt nên tránh mưa, nước trong 3 ngày đầu. Vậy nên chú ý để khô cây trong vòng 3 ngày đầu, không cần tưới nước. Sau 3 ngày, chỉ cần tưới đẫm toàn bộ chậu 1 lần là được. Lan hồ điệp ưu nhiệt độ từ 50-80%, do đó nên duy trì độ ẩm xung quanh thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Bước 8: Sử dụng Atonik hoặc phân bón B1 pha loãng với nước theo tỷ lệ ½ thìa cà phê với 20 lít nước, sau đó cho hỗn hợp vừa pha vào bình phun sương và tiến hành phun đều cây. Áp dụng phun hàng ngày cho cây. Có thể bổ sung lượng nhỏ phân N-P-K 30-10-10 hoặc 20-20-20 kết hợp với B1 để tăng hiệu quả.
Sau 1 – 2 tuần, cây sẽ ra rễ non, lúc này nên cho thêm đất vào chậu. Chăm sóc cẩn thận từ 1 – 2 tháng để cây cứng cáp và ổn định trở lại thì có thể bón thúc phân và tưới tiêu nước như bình thường.
Giai đoạn lan hồ điệp sinh trưởng mạnh là vào kỳ hè, lúc này chú ý tăng lượng phân bón cho cây nhiều hơn bình thường theo tỷ lệ phù hợp để cây có sức sinh trưởng và phát triển tốt.
Như vậy, có thể thấy cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết không khó, chỉ cần chúng ta để ý và cẩn thận một chút là có thể chơi lại hoa nhiều lần.
1 số lưu ý trong cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết
Cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết không khó, nhưng trong quá trình thực hiện, các bạn cần chú ý một số điều sau đây để đạt hiệu quả tốt nhất:
- Lan là một trong những loại cây rất dễ bị nấm tấn công mặc dù môi trường sống không mấy ẩm ướt và đặc tính của lan không háo nước. Chính vì thế, nên quan sát cây thường xuyên để kịp thời phun thuốc chống nấm.
- Như đã đề cập ở trên, lan dễ bị nấm nên nhiều người thường chủ quan tưới ít nước để tránh trường hợp cây dư thừa nước. Điều này là không nên, các bạn cần bổ sung nước đầy đủ để giữ ấm cho cây vào mùa khô và đặc biệt hạn chế để nước đọng lại trên lá khi tưới cũng như vào mùa mưa. Lá của lan hồ điệp nói riêng và các loài hoa lan nói chung rất dễ bị úng gây nên các tình trạng vàng úa, thối lá,…Vậy nên chúng ta cần chú ý việc không nên để lá tiếp xúc nhiều với nước.
- Lá cũng là phần nhạy cảm nhất trên cây, rất dễ bị sâu bệnh bám vào, các bạn nên rửa lá thường xuyên với dung dịch xà phòng hay một số loại thuốc hỗ trợ phòng ngừa sâu bệnh thường xuyên để giúp cây khỏe mạnh.
- Qua các cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết, chúng ta đã biết rằng lan hồ điệp không cần nhiều ánh sáng, do đó khi chăm cây hồ điệp các bạn chỉ nên để cây trong bóng râm.
Mẹo giúp cây mau hồi phục, nhanh ra hoa lại
Sau đợt ra hoa tết, lan hồ điệp sẽ rất yếu và dễ bị chết, để chơi được lâu, đòi hỏi các bạn phải nắm được kỹ thuật trong cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết để tăng tuổi thọ cho cây.
Quá trình hồi phục của lan hồ điệp khá dài, do đó hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn mẹo bón phân giúp rút ngắn thời gian hồi phục để lan hồ điệp nhanh ra hoa trở lại.
Phân bón có 2 loại phân vô cơ và phân hữu cơ. Đối với phân vô cơ, có thể sử dụng: NPK 14 – 14 -14 để bón cho cây. Ưu điểm của loại phân này là hấp thụ ngay chất dinh dưỡng, cây phát triển nhanh, mạnh nhưng sẽ không được lâu bền.
Còn đối với phân hữu cơ, khi bón cho lan hồ điệp, chất dinh dưỡng sẽ phân giải từ từ để cây hấp thụ được trong thời gian dài, cây phát triển đều đặn và lâu bền hơn.
Một số loại phân hữu cơ thích hợp để bón cho lan hồ điệp như:
Phân cá hữu cơ: Trong phân chứa nhiều loại acid amin mà các loại phân bón khác khó có thể thay thế được. Giúp lan hấp thụ, phục hồi nhanh và phát triển tốt. Sử dụng tưới hoặc phun cho cây, định kỳ 7 – 10 ngày/lần với liều lượng được khuyến cáo ghi trên bao bì.

Phân hữu cơ tảo biển, rong biển: Đây là loại phân sinh học có thành phần chủ yếu từ tảo biển, rong biển thiên nhiên với các khoáng chất hoàn toàn tự nhiên.

Giúp hỗ trợ nhanh quá trình tăng trưởng, tăng sức đề kháng nhờ khả năng sản sinh kháng sinh thực vật, giúp tăng khả năng chống chọi với sâu bệnh, kể cả thời tiết thay đổi thất thường. Ngoài ra, còn hỗ trợ kích thích bộ rễ mau phát triển, ra nhiều rễ, thân to khỏa, lá xanh và dày dặn.
Thành phần chứa đủ các nguyên tố đa, trung, vi lượng: N, P,, Fe, Zn, K, Ca, Mg… các acid hữu cơ, các hoocmon kích thích sinh trưởng (Alginic acid, Giberellin, Cytokinin…) giúp lan tăng trưởng mạnh.
Định kỳ phun hoặc tưới trong thời gian 7 – 10 ngày/lần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của lan hồ điệp.
Phân trùn quế: Là loại phân hữu cơ hoàn toàn từ tự nhiên với hàm lượng dinh dưỡng đa, trung, vi lượng đầy đủ giúp cây dễ hấp thụ. Với đặc điểm lành tính nên không gây nóng bộ rễ kể cả khi bón quá liều. Thúc đẩy quá trình tạo rễ, kích thích nảy chồi nhờ sự có mặt của acid humic, acid fulvic, IAA,…Vậy nên phân trùn quế đóng vai trò như chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên cho lan.

Phân dơi: Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong phân rất cao, không chỉ cung cấp chất dưỡng chất hữu cơ cần thiết mà còn chứa các vi sinh vật có lợi cho lan. Khi bón, chỉ cần bón 25g/chậu có đường kính khoảng từ 30cm.

Phân dê: Một loại phân hữu cơ được đánh giá cao có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhưng không gây ra các hiện tượng sấu cho bộ rễ như nóng, cháy, chết rễ bởi phân có tính hàn. Hàm lượng Nito cao có trong phân, giúp lan hồ điệp sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với các loại phân khác với tỷ lệ N-P-K là 3:1:2.

Có thể bón phân trực tiếp vào giá thể hay bỏ vào túi lưới và đặt dưới gốc lan để phân tan từ từ. Hoặc mang đi ngâm nước rồi đem tưới cho lan cũng rất tốt.
Nông Bio vẫn khuyến khích các bạn sử dụng các loại phân hữu cơ để bón cho lan thay vì sử dụng các sản phẩm phân bón vô cơ khi thực hiện các cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết. Dù mang lại hiệu quả tức thời nhưng về lâu dài phải bón liên tục để duy trì được sự ổn định cho lan phát triển. Vậy nên, để tiết kiệm chi phí cũng như công sức, các bạn nên bón một số loại phân hữu cơ kể trên để cây được duy trì sinh trưởng tốt.
Khi chọn bất kỳ loại phân nào bón thúc cho lan cũng không ảnh hưởng nhiều đến cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết, chỉ cần các bạn chú ý thời gian và liều lượng cũng như cách bón của từng loại để bón cho lan một cách phù hợp là được.
Bên trên là toàn bộ những chia sẻ được Nông Bio tổng hợp đầy đủ nhằm giúp các bạn nắm được cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết, mẹo giúp nhanh ra hoa lại. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên, bằng cách để lại bình luận bên dưới hoặc gửi tin nhắn trực tiếp ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng trong vòng 24h.