Bạn là người mới học cách nuôi dúi mà không biết, nuôi dúi trong môi trường với nhiệt độ thế nào? Đừng lo với bài viết này Nông Bio sẽ hướng dẫn bạn cách làm chuồng nuôi dúi đơn giản dành cho những người mới và ngoài ra cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích nữa, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Đặc điểm của dúi
Ban đầu dúi là một loại côn trùng có hình tròn trịa, không có cổ và trông rất mũm mĩm. Khi trưởng thành chúng được bảo vệ bởi lớp lông dày, giống như những con lợn rừng.
Đôi mắt nhỏ và lồi, đen như mắt chuột. Bộ giáp, mõm và hai cặp răng nanh hàm trên giống như một con thỏ. Răng nanh rất khỏe và thích hợp cho việc đào vũ, giai thức ăn.

Đôi tai nhỏ, có tai trong và móng vuốt sắc. Chiều dài cơ thể trưởng thành là 25-35 cm. Đuôi dài 7-12 cm và không có lông đuôi. Trọng lượng trung bình mỗi con khoảng 0,7 – 3 kg/con.
Các loại dúi phổ biến hiện nay:
- Dúi má đào (tên gọi khác là Dúi Lào)
- Dúi trắng
- Dúi mốc lớn
Với những đặc điểm trên thì dúi sẽ sinh sống trong môi trường nào? Và làm chuồng nuôi dúi có tốn quá nhiều công sức không hãy cùng tiếp tục tìm hiểu phần dưới đây nhé!
Cách làm chuồng nuôi dúi như thế nào?
Dúi sống trong môi trường như thế nào?
Trong tự nhiên, con dúi sống trong hang bằng cách tự đào hang trong lòng đất như những chú chuột, bởi mọi người cũng biết là nhiều độ trong hang ổn định và rất mát mẻ, bởi thế mà khi nuôi dúi bạn cũng phải đảm bảo nhiệt độ môi trường cũng tương tự.

Nhiệt độ cụ thể để dúi sinh sống là từ 15-30 độ C, nếu nhiệt độ nhỏ hơn 15 hay lớn hơn 10 độ C thì dúi sẽ không chịu đựng được và có thể dẫn đến bị chết.
Nếu muốn dúi phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và ít bệnh tật thì nên cho dúi sống trong nhiệt độ từ 20-28 độ C, và cần phải có nhiệt độ ánh sáng thích hợp nữa nhé.
Cách làm chuồng nuôi dúi
Chuồng làm cần tránh xa ánh sáng trực tiếp để giúp dúi sinh sản khỏe mạnh ngoài ra trong tự nhiên thì dúi ngủ trong hang ban ngày và ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm. Mỗi chuồng nuôi dúi rộng khoảng 50cm, dài 0,8 – 1m, được xây bằng xi măng rất nhẵn, tường cao 70cm, hoặc lát bằng gạch men (gạch), sàn bê tông hoặc gạch ngói, mỗi lồng dành cho một con vật.
Nếu làm làm chuồng với mục đích thương phẩm, thì mỗi lồng rộng khoảng 2 mét vuông trở lên, chiều cao tường từ 70cm trở lên. Trong các chuồng dúi phải có đặt các cống nhỏ hoặc các gốc cây, tùy thuộc vào số lượng nhiều hay ít dúi.

Lưu ý mật độ càng cao thì càng có nhiều ống, gốc cây cần ẩn nấp, trốn tránh nhau để tránh khỏi tình cắn nhau…
Bạn có thể tận dụng chuồng nuôi dúi thương phẩm để nuôi sinh sản, nhưng bạn cần phải nhận biết được khi nào dúi mang thai và cần phải tách dúi mẹ đang mang thai ra khỏi chuồng mới trước khi sinh sản, nếu không sẽ khiến những con dúi trưởng thành khác ăn dúi con và lưu ý là cần phải cung cấp các vật dụng trong chuồng để giảm được những tình huống các loài dúi ăn thịt lẫn nhau.
Những lưu ý khi làm chuồng nuôi dúi đối với người mới
Lưu lý khi làm chuồng nuôi dúi thương phẩm
Đối với dúi thương phẩm bạn cần phải xây với kích thước chuồng lớn hơn, bởi số lượng nuôi dúi trong một chuồng có thể lên đến 20 con/chuồng cụ thể là 1m cao x 2m ngang x 7m dài
Một số nơi xây dựng chuồng có cách làm chuồng giống như tủ thuốc cổ truyền để tiết kiệm diện tích, bằng cách dùng gạch vuông hoặc gỗ để xây chuồng trại. Còn đối với những người nuôi dúi lần đầu, loại chuồng dúi này có thể được sử dụng để tiết kiệm không gian.

Còn đối với bạn đã có thêm kinh nghiệm, hãy chuyển đến một cái lồng lớn hơn. Tuy nhiên, loại chuồng kiểu tủ thuốc này khó làm hơn và đòi hỏi nhiều công sức hơn.
Lưu ý khi làm chuồng nuôi dúi sinh sản
Mỗi chuồng nuôi dúi khi ở ngoài trời cần phải có những chiếc nắp đậy lại và phía bên trong phải có lắp những chiếc cống màu tròn với đường kích theo tỷ lệ của chiếc nắp cống và phải được lắp đặt tương đương với số lượng dúi có trong chuồng
Cách nuôi dúi khỏe mạnh dành cho người mới bắt đầu
Chọn giống: Đối với những người lần đầu nuôi chuột dúi nên chọn mua con dúi loại nhỏ về nuôi. Vì dúi nhỏ sẽ thích nghi dễ dàng với điều kiện khí hậu nên chúng rất dễ chăm sóc.
Ngoài ra, những rủi ro cũng được giảm bớt (vì dúi lớn khó thích nghi, đặc biệt là đối với những con dúi rừng và đắt tiền), ngoài ra bạn cũng cần phải tìm và chọn địa chỉ mua giống uy tín, phải có đầy đủ chứng chỉ kiểm lâm.
Chọn những giống có kích thước tương đương nhau và dễ chăm sóc. Giống dúi phải khỏe mạnh, lông mượt, không dị tật, ăn khỏe và ăn nhiều, tỉnh táo, chạy nhảy tốt trong chuồng.

Ngoài ra, khi chọn loài đực hay cái người ta thường quan sát bộ phận sinh dục: Nếu là giống đực: Sẽ có 2 tinh hoàn giống tinh hoàn chó nhưng không có vú, còn nếu là giống cái: 2 bên sẽ có 2 hàng ức lợn. Kích thước của dúi đực phải bằng hoặc lớn hơn dúi cái.
Thức ăn của dúi: là một động vật gặm nhấm, chúng ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, nhưng phần lớn là rễ, củ (măng) của các loại cây họ tre, nứa, trúc, mía, cỏ voi, củ quả của các loại cây ngũ cốc, sắn, khoai chúng cũng ăn một số loại rau xanh như rau muống, rau cần, cây bụi….
Những bệnh thường mắc phải trên dúi và cách phòng tránh
Dúi là loài động vật có sức đề kháng khá tốt nên rất ít bị mắc bệnh, nhưng có thể trong quá trình nuôi dúi bà con chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp về môi trường sống của dúi khiến dúi bị mắc bệnh cụ thể là:
Bệnh tiêu chảy trên dúi
Nguyên nhân có thể do dúi ăn phải thức ăn ôi thiu, ẩm mốc còn dư lại trong chuồng nuôi làm rối loạn hệ tiêu hóa.
Ngoài việc dọn hết thức ăn thừa, bà con có thể pha thuốc Sulfaprim, Ganidan vào nước cho chúng uống hoặc bơm trực tiếp vào miệng chúng.
Bệnh về mắt:
Nguyên nhân có thể do đàn dúi tranh giành thức ăn, cắn nhau gây sây sát hoặc làm thức ăn rơi vào mắt khiến cho mắt bị viêm kết mạc, giác mạc.

Bà con dùng thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 1% để nhỏ cho dúi bị bệnh, trung bình 2 lần/ ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Bệnh ký sinh ngoài da:
Nguyên nhân do chuồng trại không sạch sẽ khiến nhiều côn trùng, bọ, muỗi, ruồi, ve… xuất hiện. Chúng sẽ bám và hút máu khiến da của dúi bị ghẻ lở gây nên những bệnh truyền nhiễm khác.
Biện pháp ngăn ngừa các bệnh trên dúi
Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, sát trùng chuồng trại, sử dụng đèn bắt côn trùng… Ngoài ra phải thường xuyên kiểm tra nếu phát hiện ve, bọ chét bám thì dùng thuốc diệt như: Ivermectin loại chích hay cho uống, liều lượng sử dụng tương đương gia súc.
Chuồng nuôi phải luôn đảm bảo thoáng mát, không quá nóng mà cũng không quá lạnh hay ẩm ướt.
Nguồn thức ăn cho dúi ăn phải có xuất xứ rõ ràng, không chứa chất độc hại. Thức ăn tươi mới, được bảo quản tốt nhất.
Vì vậy để dúi có một môi trường sống và phát triển trong môi trường khỏe mạnh bạn cần phải nắm kĩ những cách nuôi dúi hiệu quả và cách làm chuồng nuôi dúi phù hợp với điều sống của chúng nhé.
Xem thêm: Diện tích trồng cỏ nuôi dê bao nhiêu là phù hợp?
Như vậy bài viết này Nông Bio đã giúp bạn tổng hợp những thông tin vô cùng hữu ích về cách làm chuồng nuôi dúi đơn giản dành cho người mới. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn về những thông tin cơ bản về con dúi, ngoài ra nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc nhắn tin ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp trong vòng 24h.