Khi cuộc sống dần trở nên bận rộn và tập trung hơn vào công nghệ, nhiều người trong chúng ta đang tìm cách kết nối với thiên nhiên trong chính ngôi nhà của mình. Được biết đến như một quốc hoa của Việt Nam, hoa sen là biểu tượng của sự tinh khôi, vẻ đẹp của sự khiêm nhường, dù sống trong bùn lầy nhưng vẫn tỏa ngát hương thơm. Trước kia, sen thường xuất hiện ở các ao, hồ, đầm ruộng, nhưng hiện nay sen dần được thuần hóa và trở thành loại hoa kiểng trồng chậu khá được ưa chuộng tại nhà.
Để sở hữu cho mình một chậu hoa đẹp, bà con cần nắm bắt được cách trồng sen trong chậu đúng kỹ thuật. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ mang đến những thông tin về đặc điểm và 1 số cách trồng sen trong chậu đơn giản để bà con có thể tham khảo.
Đặc điểm nổi bật của hoa sen
- Sen thường nở rộ và kéo dài trong nhiều ngày, khép cánh lại vào mỗi đêm. Các hạt tròn có lớp vỏ cực kỳ cứng, giúp bảo vệ phôi thực vật bên trong đến mức hạt có tuổi thọ 1.300 năm vẫn có thể nảy mầm.
- Củ sen được tạo thành bởi nhiều những nốt có hình trứng nối đuôi nhau, rễ được mọc từ củ sen thường có rất nhiều nhánh.
- Ngó sen có hình dạng như chiếc đũa, có độ dài trung bình khoảng 30 – 50 cm mang màu trắng.
- Cuống sen thì có dạng hình tròn, bên trong rỗng mang một màu xanh nhưng hơi nâu, có các gai li ti nho nhỏ mọc quanh cuống giúp có thể phần nào bảo vệ cây khỏi những tác động bên ngoài.
- Lá sen hình tròn, tâm giữa lá hơi sâu, hơi nhúm, mọc vươn lên mặt nước hứng ánh sáng. Những gân trên lá hiện ra rất rõ, khá to và chắc chắn để chống đỡ lá.
- Búp sen thì có màu xanh lục đặc trưng, hình bầu dục. Khi nở, hoa sen có màu hồng thắm phía đầu cánh hoa, phía trong cánh hoa có màu hồng nhạt. Có nhiều mức độ màu tùy từng loại nhưng thường sẽ là màu hồng đậm và đổ dần về trắng. Các cánh sen xếp chồng tạo thành nhiều lớp.
- Gương sen có hình dạng phễu, trên mặt tròn của gương có nhiều lỗ, mỗi một lỗ chứa một hạt sen bé nhỏ.
- Hiện nay, sen được thuần hóa và trồng khá phổ biến tại nhà, cách trồng sen trong chậu cũng rất đơn giản. Điều này làm cho sen ngày càng trở nên gần gũi hơn với tất cả mọi người.
Các loại sen phổ biến dễ trồng trong chậu
- Sen Super: Hay Super lotus được mệnh danh là siêu sen bởi sức sống mãnh liệt và size hoa. Super lotus là sen tầm trung, cao từ 40 – 90cm, cánh kép.
Sen Super lotus Không chỉ đẹp, bền hoa (từ 7 – 10 ngày) mà còn có mùi thơm rất dễ chịu. Super lotus có màu sắc khá đặc biệt, đầu cánh hoa mang màu hồng và nhạt dần đến cuốn cánh. Khi mới nở, hoa có màu hồng đậm, dần dần hoa chuyển màu hồng nhạt rồi sang trắng khi về già.
Cách trồng sen trong chậu của loại này khá dễ thực hiện. Phù hợp trồng với chậu có đường kính từ 35 – 60cm. Trồng bằng củ, sau từ 5 – 7 tuần sẽ cho hoa.

- Sen Cung Đình: Là một giống sen cổ của Việt Nam. Đây là dòng sen mini có chiều cao từ 30 – 50cm. Khi mới nở, sen Cung Đình có hình dáng khá giống sen Bách Diệp Hồ Tây bởi màu sắc và kiểu cánh hoa.
Sen Cung Đình có nhiều cánh, nhỏ nhưng rất xinh, hương rất thơm. Có hai loại: Cung Đình hồng và Cung Đình trắng, trong đó Cung Đình trắng được trồng phổ biến hơn.
Cách trồng sen trong chậu của loại này rất dễ thực hiện nhưng sẽ hơi khó chăm. Sen Cung Đình có thể bền hoa từ 4 – 6 ngày.

- Sen Quan Âm: Còn được gọi là sen Thái, có nguồn gốc từ Thái Lan. Có hai loại màu là trắng và hồng.
Sen có nhiều lớp cánh, cánh sẽ nhỏ dần khi gần đài, hương thơm đậm. Khi còn là nụ, sen Quan Âm có dạng hình cầu, khi nở đường kính có thể lên tới 20 – 30cm. Màu và hương hoa sẽ nhạt dần cho đến khi tàn.
Thời gian khoe sắc khá dài, từ lúc bắt đầu bung nở đến lúc tàn khoảng 15 – 20 ngày. Cách trồng sen trong chậu của loại này khá đơn giản và dễ thực hiện. Sen Quan Âm có chiều cao từ 50 – 100cm, thích hợp trồng trong chậu lớn, trung hoặc ao đầm.

- Sen Drop Blood: Còn được gọi là sen mini đỏ huyết. Đây là loài sen mini có màu đỏ đậm nhất trong các loại sen.
Cũng giống như sen Quan Âm, sen Drop Blood có nguồn gốc từ Thái Lan, hoa kép, cánh có cấu tạo nhiều lớp, đường kính trung bình từ 10 – 15cm và cao khoảng 30 – 50cm, khá phù hợp để trồng chậu và cách trồng sen trong chậu cực kỳ đơn giản.

- Sen Juwaba: Có xuất xứ từ Thái Lan. Sen Juwaba có màu hồng, cánh xếp thành nhiều lớp, mùi thơm đậm, nhìn bên ngoài khá giống loại sen nghìn cánh còn bên trong cánh nhỏ li ti giống sen Quan Âm. Là loại sen tầm trung, chiều cao khoảng từ 50 – 70cm, thích hợp trồng trong chậu hoặc chum.
Cách trồng sen trong chậu đơn giản, không kén người trồng. Nếu trồng bằng củ khoảng 30 – 40 ngày sẽ cho nụ.

Cách trồng sen trong chậu đơn giản dễ thực hiện
Hiện nay, có rất nhiều người còn e ngại việc tự trồng sen tại nhà một phần vì lo ngại cách trồng sen trong chậu rườm rà, khó thực hiện. Nhưng trên thực tế, việc này diễn ra khá đơn giản và dễ thực hiện. Nếu nắm bắt được đúng cách trồng sen trong chậu, bà con sẽ nhanh chóng có một chậu sen ưng ý.
Thời vụ trồng sen thích hợp
Đối với miền Bắc, thời điểm trồng sen phù hợp nhất là vào cuối tháng 2 đầu tháng 3.
Đối với miền Nam, có thể gieo trồng sen bất cứ lúc nào, tùy vào thời gian ra hoa của mỗi loại để dự tính và cân nhắc thời gian trồng cho cây ra hoa đúng thời điểm mong đợi. Nếu chưa nắm chắc thời vụ của giống sen đang trồng, bà con có thể ưu tiên trồng vào 2 vụ chính trong năm tính theo dương lịch diễn ra như sau:
Đợt 1: Từ tháng 12 – Tháng 1
Đợt 2: Tháng 5 – Tháng 7
Thời vụ trồng sen trong năm không khó xác định. Nếu trồng đúng thời điểm thì cây sẽ có hoa, sai thời điểm cây vẫn sẽ cho hoa nhưng về sau hoa sẽ không đẹp.
Chuẩn bị chậu
Tùy giống sen có kích thước khi trưởng thành lớn hay nhỏ để chọn kích thước chậu phù hợp. Thông thường nên chọn chậu có đường kính tối thiểu 30cm/hạt hoặc củ.

Chiều cao chậu sẽ tùy giống sen, ví dụ đối với sen Cung Đình, nên chọn chậu thấp và có đường kính lớn.
Chọn bùn trồng sen
Sử dụng bùn ở ruộng lúa trồng sen là phù hợp nhất. Trước khi trồng có thể trộn bùn với 100-200g phân vi sinh. Lượng bùn cần cho chậu khoảng 20cm tính từ đáy chậu, lượng nước duy trì cao hơn mặt bùn 10cm.
Lượng nước nhiều hơn bùn để cây trao đổi và thanh lọc dinh dưỡng. Có thể quy đổi thành tỷ lệ và áp dụng cho các kích thước chậu khác nhau.
Trường hợp nếu không có bùn, bà con có thể sử dụng đất sẵn có trộn nhuyễn với trùn quế. Sau đó thêm nước vào, chú ý mực nước nên cao hơn mặt bùn ít nhất 10cm. Sau từ 3 – 5 ngày có thể mang trồng sen. Việc này sẽ không làm ảnh hưởng đến cách trồng sen trong chậu của mỗi loại.

Chọn giống sen trồng chậu
Mỗi loại giống sẽ có cách trồng sen trong chậu khác nhau, thường gặp nhất là hai hình thức giống sen: hạt và củ.
Đối với hạt giống: Mua hạt giống tại các nhà vườn hay các cơ sở kinh doanh uy tín, bà con có thể giảm được nguy cơ hạt sấu và không nảy mầm đến mức thấp nhất.
Nếu bà con muốn tự lựa giống hạt tốt, có thể quan sát và chọn ra những hạt: to, tròn, kích cỡ đều nhau, lớp vỏ đen bóng hoặc nâu.
Đối với củ sen: Chọn loại củ có mắt, củ có từ 3 – 4 khoanh là phù hợp nhất, không chọn củ có khoanh quá ngắn hoặc 1 khoanh vì chất dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng chủ yếu nằm trong các khoanh này.
Mẹo giúp sen mau nảy mầm
Cách trồng sen trong chậu truyền thống vẫn giúp sen sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng để tiết kiệm thời gian, bà con nên sử dụng một số mẹo sau:
Đối với hạt giống: Trên đỉnh đầu của hạt sẽ có một lớp vỏ cứng, nên cắt bỏ phần này để hạt dễ nảy mầm. Khúc này bà con cần cẩn thận, tránh cắt phạm vào bên trong sẽ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm.Nên ngâm hạt trong nước ấm từ 2 – 3 ngày với tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh. Thường xuyên theo dõi quá trình nảy mầm để loại bỏ các hạt bị hư, úng làm ảnh hưởng đến các hạt khác.
Chú ý thay nước 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Khi thấy mầm nhú ra ngoài hạt khoảng từ 1cm, bà con nên canh để cắt bỏ ½ vỏ hạt để mầm dễ phát triển vì lớp vỏ cứng bên ngoài sẽ làm quá trình nảy mầm diễn ra chậm hơn. Khi mầm cao khoảng 12cm, bà con có thể mang trồng vào chậu.
Đối với củ sen: Tiến hành cắt ngang đoạn cuối, sau đó vùi vào bùn khoảng 5cm và nghiêng 15 độ.
Kỹ thuật trồng sen trong chậu đơn giản nhất
Các kỹ thuật trong cách trồng sen trong chậu khá quan trọng, cần chú ý đảm bảo thực hiện đúng để có một chậu hoa đẹp.
Bước 1: Vị trí đặt chậu: Chọn nơi có nhiều nắng, hoặc nơi có hướng ánh sáng chiếu vào nếu trồng trong nhà và tránh gió mạnh.
Bước 2: Cho bùn vào ⅔ chậu, sau đó bắt đầu trồng:
- Trồng bằng hạt: Đặt hạt vào giữa chậu và ấn nhẹ xuống bùn, để phần mầm nảy lên trên khỏi mặt bùn.
- Trồng bằng củ: Vạch một đường ở giữa chậu và đặt củ xuống, lấp bùn vừa che củ, lưu ý hướng đặt củ sao cho phần mầm hướng lên trên khỏi mặt bùn.
Bước 3: Nhẹ nhàng cho nước vào đầy chậu tránh việc xóa bùn làm lộ hạt hoặc củ vừa lấp. Duy trì mực nước đầy miệng chậu, khi bổ sung nước nên cho phần nước cũ chảy tràn ra ngoài một phần nhằm thay nước. Tốt nhất thực hiện lặp lại 1 – 2 lần/tuần.
Một số lưu ý về cách trồng sen trong chậu
- Giống như những loại hoa trên cạn, cách trồng sen trong chậu cũng tương tự, sen cũng cần đảo gốc, đảo vị trí trồng. Rễ cây sẽ được ăn các chất dinh dưỡng ở những khu vực mới, kích thích sinh trưởng các bộ phận, thúc đẩy quá trình phân hoa, mọc hoa, thúc cây sớm ra hoa đúng thời vụ.
- Trong quá trình chăm sóc, cần định kỳ bón phân để bổ sung dưỡng chất cho cây. Cây sinh trưởng phát triển mạnh từ tháng 4 đến tháng 8, có thể bón từ 2 – 3 lần phân tổng hợp NPK, khi đó cây hấp thụ để nuôi hoa và đài.
Lưu ý nhỏ gửi đến bà con:
Nong Bio khuyến khích bà con sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ khi chăm cây, có thể sử dụng phân trùn quế bón thúc để cây mau phát triển. Chất dinh dưỡng có trong phân trùn quế vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất đa trung vi lượng giúp cây sinh trưởng và ra hoa đẹp, đúng thời vụ.
Sau khi đưa sen vào chậu 1 tuần, bà con có thể tiến hành bón loại phân này. Lượng phân cần cho cây khá ít, khoảng 1 muỗng cà phê nhỏ, bỏ vào giấy và ấn sâu xuống bùn, cách gốc chừng 10cm là thích hợp. Từ những điều này, có thể thấy cách trồng sen trong chậu cũng khá đơn giản và dễ thực hiện phải không nào!

- Vì sen ưa ánh sáng nên cây cần được đưa hứng nắng tự nhiên ít nhất 6 tiếng một ngày. Khi thấy bụi sen trong chậu lớn, nên thay chậu để cây phát triển tốt hơn, cây sẽ cho nhiều hoa đẹp.
Các câu hỏi thường gặp
Sen trồng trong chậu dễ chết hơn sen mọc ngoài tự nhiên không?
Như đã chia sẻ, cách trồng sen trong chậu khá đơn giản, nếu bà con trồng và chăm cây đúng quy cách, sen sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, chơi được trong thời gian dài. Vì được trồng nhân tạo trong chậu nên sen cần cung cấp dưỡng chất đầy đủ, phù hợp. Kể cả cách trồng sen trong chậu cũng cần được lưu ý.
Khác với những chùm sen trồng ngoài ao đầm, được thừa hưởng lượng chất dinh dưỡng dồi dào của tự nhiên đủ để giúp cây tự sống và phát triển, nhưng ngược lại khi đưa vào chậu, cây sẽ bị giới hạn những điều này.
Khi sen bị sâu bệnh, nên làm cách nào để cây mau hồi phục?
Trong quá trình trồng sen trong chậu, khó tránh khỏi việc sen bị rệp và sâu bướm tấn công, vì những loài này thường bị thu hút bởi màu sắc và mùi hương của sen. Nếu số lượng ít, bà con có thể dùng tay để loại bỏ chúng. Ngược lại, khi cây bị tàn phá nặng, bà con nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu hữu cơ như tinh dầu neem để cải thiện tình trạng.
Đối với những phần bị hư hại nặng, bà con nên cắt bỏ tận gốc. Tránh việc mầm bệnh lây lan nhanh qua các vùng khác. Để giảm sâu bệnh, bà con cần lưu ý cách trồng sen trong chậu và cách chăm cây phù hợp đây sen có sức đề kháng tốt.
Nên chọn trồng từ củ hay hạt để sen mau ra hoa?
Tùy từng giống hoa sẽ có những ưu, nhược điểm về thời gian khi trồng bằng củ hay hạt cũng như cách trồng sen trong chậu cũng khác nhau. Nhưng theo kinh nghiệm của một số nhà vườn, trồng từ củ sen là tốt nhất vì vừa nhanh có hoa vừa đỡ mất nhiều thời gian. Trồng từ củ sen chỉ sau 30 ngày là cho nụ nếu trồng đúng mùa. Còn trồng từ hạt cần đến 3 tháng, có người trồng đến năm thứ hai mới có hoa.
Nên tìm mua sen giống ở đâu là an toàn nhất?
Bà con nên tìm hiểu và lựa chọn kỹ nơi cung cấp sen giống trước khi đặt niềm tin và chi tiền mua. Khi mua online, bà con nên chọn những trang uy tín, bằng hình thức này, sẽ khó để phân biệt chất lượng sen giống khi mua kể cả mức độ uy tín của người bán.
Để đảm bảo hơn, bà con có thể mua trực tiếp tại các nhà vườn có thâm niên trong nghề, hoặc mua tại nơi được giới thiệu bởi người thân, người quen. Với hình thức này, sẽ giúp giảm bớt rủi ro về chất lượng của sen giống. Ngoài ra, khi mua tại nhà vườn, bà con dễ dàng được phổ cập kinh nghiệm về cách trồng sen trong chậu để nhanh có được một chậu sen ưng ý.
Bên trên là toàn bộ những chia sẻ về đặc điểm và 1 số cách trồng sen trong chậu đơn giản mà Nông Bio muốn gửi đến quý bà con. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cập nhật sẽ giúp ích cho tất cả mọi người. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi gì liên quan đến vấn đề trên, bằng cách để lại bình luận bên dưới hoặc gửi tin nhắn trực tiếp ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng trong vòng 24h.