Cây Kim Ngân: cách trồng và chăm sóc, ý nghĩa phong thủy

Đánh giá post

Mang nghĩa phong thủy hướng đến sự may mắn với vẻ đẹp sang trọng, trang nhã khiến cho Kim Ngân trở thành loại cây cảnh được ưa chuộng tại các môi trường công sở – nơi làm việc của dân văn phòng. Một góc nhà của khá nhiều các gia đình cũng thường dành để đặt loại cây này. Chắc hẳn bạn đã, đang hoặc sẽ sở hữu một chậu Kim Ngân liệu bạn có từng tìm hiểu qua cách trồng và chăm sóc cây Kim Ngân ngày càng khỏe mạnh hơn chưa? Với bài viết này Nông Bio sẽ hướng dẫn trồng và cách chăm sóc cây Kim Ngân đơn giản tại nhà mà không phải ai cũng biết nhé.

Mang nghĩa phong thủy hướng đến sự may mắn với vẻ đẹp sang trọng, trang nhã khiến cho Kim Ngân trở thành loại cây cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay
hình ảnh về cây kim ngân

Giới thiệu về cây Kim Ngân

Kim Ngân hay còn gọi với cái tên khác là Kim Tiền, tên khoa học là Lonicera japonica có nguồn gốc từ Mexico và các vùng đầm lầy Trung, Nam Mỹ. Là loài cây có tính dễ thích nghi, kim ngân được trồng ở khá nhiều nơi để phục vụ thú vui chưng cảnh hoặc để làm thuốc điều trị bệnh.Nếu được trồng ngoài tự nhiên, cây có thể cao đến 18m, nhưng khi được trồng với mục đích làm cảnh trong chậu thì chiều cao trung bình của cây chỉ ở ngưỡng 2,4m.

Giới thiệu về cây kim ngân

Khi cây nở hoa, cây mang một vẻ đẹp riêng với những đài hoa nhiều màu sắc rực rỡ. Quả của cây kim ngân có màu nâu và không ăn được, nhưng hạt bên trong thì ăn được. Ngoài ra, lá và hoa của cây kim ngân cũng có thể ăn được.

Cây kim ngân là loại cây rất ưa ánh sáng nên cây cần được cung cấp ánh sáng đầy đủ để cây được xanh rốt, phát triển mạnh mẽvà nên lưu ý là không nên để cây tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp quá lâu sẽ khiến cây không được cao giảm, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây. Ngày nay thì chúng ta thường trồng loại cây này để trang trí bàn làm việc, trang trí ngôi nhà của mình cho thêm bắt mắt, sinh động hơn và đặc biệt là nên để nơi có mái che để giảm được ánh nắng trực tiếp đối với cây.

Ngoài các điểm mạnh về phong thủy thì Kim Ngân còn có nhiều tác dụng giúp ích cho sức khỏe của con người mà chúng ta thường ít chú ý tới:

Tác dụng của cây Kim Ngân

Đối với sức khỏe

  • Đầu tiên chúng ta thường thấy ở những loại cây cảnh được biểu trưng trong nhà là thanh lọc không khí, giúp giải tỏa căng thẳng cho gia chủ. Được ví như máy lọc không khí tự nhiên, cây kim ngân giúp thanh lọc các tạp chất có trong không khí (như benzen, formaldehyde, carbon monoxide và xylene).
  • Cây Kim tiền giúp cải thiện trạng trái, giảm stress, ngoài ra đặt trên bàn làn việc còn giúp thanh lọc có thể, tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại, ngăn ngừa các bênh về đường hô hấp..
  • Một công dụng đặc biệt khác mà kim mang lại là lọc sạch một số chất bẩn có trong nước. Với ưu điểm dễ thích nghi với nhiều môi trường, cây kim ngân sẽ không còn xa lạ khi nhắc đến các loại trồng cây trong bể cá thủy sinh. Nitrat là một hợp chất được coi là có hại khi xuất hiện trong nước với nhiệt độ cao.
  • Ngoài ra thì cây kim tiền còn có những công dụng khác như cải thiện lưu thông máu, giảm các bệnh về đường tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể…

Đó là một số công dụng của cây kim ngân đối với sức khỏe vậy còn đối với phong thủy thì sẽ như thế nào?

Đối với phong thủy

Về mặt phong thủy, từ lâu kim ngân được xem là loại cây tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn, phát đạt. Vậy nên, nhiều người sẽ thường đặt cây ở phòng khách, phòng làm việc với ý niệm “Tụ tài – Tán lộc”. Tán lá xanh biếc của kim ngân thể hiện sức sống dai dẳng, mãnh liệt, mang đầy ý nghĩa tích cực hướng đến thành công.

Về mặt phong thủy, từ lâu kim ngân được xem là loại cây tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn, phát đạt
Tác dụng của cây kim ngân đối với phong thủy

Số lượng cây trong chậu cũng nói lên những ý nghĩa khác nhau như:

Một cây: Gọi là trụ thiên, ngầm hiểu kiên cường, bất khuất, chọc trời khuấy nước.

Ba cây: Tượng trưng cho tam tài, tam giáo tượng trưng cho thiên, địa, nhân. Nhân gian thường có câu thiên thời, địa lợi, nhân hòa cũng dễ hiểu nếu kim ngân mang những ý nghĩa này. Ngoài ra, nó còn tượng trưng cho Phúc – Lộc – Thọ.

Năm cây: Tượng trưng cho Phúc – Lộc – Thọ – An – Khang.

Cách trồng cây kim ngân đơn giản

  • Đất trồng: Ưu tiên chọn đất có hàm lượng dinh dưỡng cao như đất vi sinh, những loại đất này khá phổ biến và dễ mua.
  • Phương pháp trồng: Chiết cành là lựa chọn nhanh gọn và dễ thực hiện nhất hiện nay. Tiết trời mùa hè rất thích hợp để trồng các loại cây này.
  • Kỹ thuật trồng: Để tiện cho việc thoát nước của cây, chúng ta nên cho thêm 1 ít sỏi vào đáy chậu, sau đó bỏ đất vào ½ chậu. Tiếp đến bỏ cây vào, chú ý dựng đứng cây không để cây bị nghiêng, ngã, rồi đắp đất lấp đậy ½ chậu còn lại.

Sau khi chúng ta đã biết cách trồng cây kim ngân như thế nào rồi? Vậy cách chăm sóc cây kim Ngân thế nào?

Cách chăm sóc cây kim ngân đúng cách

Chúng ta có thói quen thường hay chăm sóc cây theo “cảm tính” với quan điểm chỉ cần có đủ nước, phân bón, ánh sáng là cây sẽ tươi tốt. Liệu điều này có đúng không? Chúng ta hãy cùng Nông bio tìm hiểu cách chăm sóc cây Kim Ngân nhé

Chăm sóc cây kim ngân là khi tưới, tưới nhiều và đều bề mặt chậu 1 lần để chống việc xói mòn đất không cân bằng bề mặt,
Cách chăm sóc cây kim ngân tốt

Lượng nước tưới:

  •  Đối với cách chăm sóc cây kim ngân để bàn: khoảng 100 – 200ml/lần
  •  Đối với cách chăm sóc cây kim ngân để phòng khách, văn phòng làm việc: 600 – 800ml/lần

Thời gian tưới nước: 2 – 3 lần/tuần đối với cây đồng ngoài trời, đối với cây trồng trong bóng râm, trong nhà, phòng máy lạnh thì nên giảm số lần tưới xuống cồn khoảng 1 lần.tuần. Tưới quá nhiều lần sẽ dễ làm cây úng rễ vì thoát nước không kịp hoặc môi trường ngập nước, quá ẩm ướt trong thời gian dài sẽ dễ làm cho rễ gặp các vấn đề về nấm mốc cây.

Lưu ý: về cách chăm sóc cây kim ngân là khi tưới, tưới nhiều và đều bề mặt chậu 1 lần để chống việc xói mòn đất không cân bằng bề mặt, hoặc có thể những nguyên chậu cây vào nước cho ngập đều và toàn bộ khoảng 10- 20 giây rồi nhấc ra để ráo nước.

Để có cách chăm sóc cây Kim Ngân tốt cần phải bón phân và chất dinh dưỡng cho cây như  thế nào?

  • Nên bón NPK 20-20-15 hòa tan đều với nước theo tỷ lệ 100g phân/10 lít nước rồi tưới vào gốc cây, cứ cách 20 ngày thực hiện một lần. Áp dụng đối với cây chưa ra hoa và quả.
  • Đối với những cây đã đơm hoa và kết quả thì nên bón phân Kali theo tỷ lệ 100g kali/10 lít nước. Hòa tan và tưới đều vào gốc.

Lưu ý: Chỉ tưới phía dưới gốc cây, không tưới lên thân hay lá vì điều này sẽ khiến cho khô nóng cây.

Các bệnh thường gặp khi không biết cách chăm sóc cây Kim Ngân đúng cách

Khi chúng ta không biết cách chăm sóc cây kim ngân đúng cách thì sẽ gây ra các bệnh thường gặp ở cây Kim Ngân. Điểm đặc biệt của cây kim ngân là rất ít khi bị sâu bệnh tấn công, chủ yếu cây chỉ gặp các vấn đề về bệnh vàng là hay đột nhiên bị héo khô.

Bệnh vàng lá của cây kim ngân

Do cách chăm sóc cây kim ngân chưa đúng cách đó là tưới quá nhiều nước cho cây vào những lúc tiết trời nắng nóng, hoặc vào các thời điểm khác dựa theo cảm tính, làm cây bị vàng lá và thối rễ
Bệnh vàng lá của cây kim ngân
  • Nguyên nhân: Do cách chăm sóc cây kim ngân chưa đúng cách đó là chúng ta thường có thói qua tưới quá nhiều nước cho cây vào những lúc tiết trời nắng nóng, hoặc vào các thời điểm khác dựa theo cảm tính. Điều này góp phần khiến cây dễ bị vàng lá và thối rễ. Ngoài ra việc để cây trong không gian quá kín khiến không khí lưu thông kém cũng làm cho lá bị vàng và rụng.
  • Khắc phục: Trường hợp do tưới quá nhiều nước: tạm ngưng tưới nước và đặt cây ra vị trí thông thoáng để hơi nước dần bay hơi đến khi đất khô mới bắt đầu tưới nước lại. Lúc này nên chú ý lượng nước tưới cho cây phù hợp như khuyến cáo. Ngoài ra trường hợp cây bị yếm khí: đặt cây ở những vị trí thoáng đãng, nơi không khí lưu thông tốt. Cây sẽ từ từ phục hội lại. Điểm lưu ý là không nên đặt cây ở những nơi quá tối.

Cây kim ngân bị khô héo

Hình ảnh cây kim ngân bị héo (cây bị thối rễ)
  • Nguyên nhân: do không biết cách chăm sóc cây kim ngân như thế nào là hợp lý đó là: khi bị ánh sáng mặt trời chiếu rọi trực tiếp thì cây rất dễ chết vì bị mất nước.
  • Khắc phục: Nên đặt cây ở các vị trí thoáng, mát mẻ, nơi có bóng râm. Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt từ 15-25°C và biết được cách chăm sóc cây Kim Ngân hợp lý.

Trường hợp cây vừa bị khô héo, vàng úa thì nên tưới nước lại đầy đủ, những lá bị khô héo nên cắt tỉa. Bổ sung thêm đạm với nước ở nồng độ thấp tưới cho cây sẽ giúp cây nhanh chóng phục hồi. Áp dụng một tuần một lần để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây phát triển cũng như phục hồi tốt hơn.

Câu hỏi thường gặp về cây Kim Ngân

Kim ngân có độc không?

Để nói rằng cây kim ngân có hại cho cơ thể con người hay mang một loại độc tố gây hại nào đó thì chưa có tài liệu khoa học hay nghiên cứu nào chứng minh điều này. Nhìn chung, loại cây này thường được chọn làm cây cảnh gần như không độc hại khi tiếp xúc. Nhưng đối với những hộ gia đình có trẻ nhỏ, tốt nhất là không nên để bé chạm vào hoặc ăn các bộ phận của cây. Sẽ rất đáng tiếc nếu tiếc một số loại gây kích ứng không cần thiết cho trẻ em, thậm chí dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Có nên đặt kim ngân trong phòng ngủ?

Thông thường, vào ban đêm cây sẽ thải ra khí CO­2. Nếu đặt cây quá lớn trong phòng ngủ sẽ không tốt cho việc trao đổi khí O2. Vậy nên, nếu muốn đặt một chậu kim ngân trong phòng ngủ, tốt chất chúng ta nên chọn 1 chậu cây nhỏ, để ở một góc phòng hay bàn làm việc.Trong phòng, nếu có một chậu cây xanh nhỏ sẽ giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng rất tốt, các bạn nên thử nhé.

Tuy nhiên nếu xét về yếu tố phong thủy, cây kim ngân được xếp vào loại cây có năng lượng dương khỏe mạnh và mang lại nhiều tài lộc cho chủ nhân. Loại cây này chỉ thích hợp đặt trong phòng khách chứ không nên đặt trong phòng ngủ. Nguyên nhân là vì phòng ngủ là nơi giúp con người thoải mái, thư giãn chìm sâu vào những giấc ngủ ngon sau những ngày/giờ làm việc mệt mõi. Nếu đặt cây kim ngân mang năng lượng dương trong nhà sẽ khiến căn phòng mất đi năng lượng âm, không phù hợp với phong thủy. Vì vậy, dưới góc độ phong thủy, cây kim ngân không thích hợp để trong phòng ngủ.

Xem thêm: Nguồn gốc, ý nghĩa và cách trồng cây Kim Tiền hút tài lộc

Như vậy bài viết này Nông Bio đã giúp bạn tổng hợp những thông tin vô cùng hữu ích về hướng dẫn trồng và cách chăm sóc cây Kim Ngân đơn giản tại nhà. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vềHướng dẫn trồng và cách chăm sóc cây Kim Ngân đơn giản tại nhà, ngoài ra nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc nhắn tin ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp trong vòng 24h.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image