Phân hữu cơ vi sinh là loại phân được sử dụng phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, bà con nông dân vẫn hay nhầm lẫn giữa loại phân này và phân bón hữu cơ vi sinh. Trong bài viết này, hãy cùng Nông Bio khám phá phân hữu cơ vi sinh là gì và những kiến thức liên quan đến loại phân này để ứng dụng vào trồng trọt nhé!
Phân hữu cơ vi sinh là gì?
Phân hữu cơ vi sinh được sản xuất bằng việc pha trộn giữa các loại nguyên liệu hữu cơ với nhau. Sau quá trình lên men tạo nên loại phân bón cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Loại phân này chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, lên đến 15% và chúng tồn tại ở dạng vi sinh vật sống. Ngoài công dụng nuôi dưỡng cây trồng, phân còn có thể sử dụng để cải tạo, tăng độ phì nhiêu và lượng mùn có trong đất.

Phân loại phân hữu cơ vi sinh
Chúng ta có thể dựa vào thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng để phân chia loại phân này. Cụ thể, phân sẽ được chia thành các loại chính như sau:
Phân bón hữu cơ vi sinh có chứa VSV cố định đạm
Đây là loại phân hữu cơ vi sinh có chứa các vi khuẩn hoặc vi sinh vật với khả năng chính là cố định ni tơ. Ni tơ này sẽ được lấy từ không khí, qua quá trình chuyển hoá tạo thành dạng để cây trồng dễ dàng hấp thụ hơn. Có 2 kiểu VSV cố định đạm đó là: VSV cố định đạm tự do và cộng sinh.
Phân bón hữu cơ vi sinh có chứa VSV phân giải lân
Phân hữu cơ vi sinh phân giải lân cũng là loại phân được bà con nông dân sử dụng khá phổ biến. Phân có chứa các VSV có khả năng phân giải lân trong đất để cây trồng dễ dàng hấp thụ và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
Phân bón hữu cơ vi sinh giúp phân giải các hợp chất kali/ silic
Cây trồng chỉ có thể hấp thụ Kali và silic dưới dạng icon. Vì vậy, sử dụng loại phân bón phân giải kali, silic giúp cây dễ dàng hấp thụ dưỡng chất và phân giải nhanh chóng các hợp chất của Kali, Silic, …
Phân bón hữu vi sinh có công dụng phân giải chất hữu cơ/ cellulose
Đây là nhóm phân bón hữu cơ vi sinh có chứa những VSV với khả năng phân huỷ các chất hữu cơ, phân gia súc, xác của thực vật sau khi chết, …
Phân bón hữu cơ vi sinh ức chế VSV gây bệnh
Đối với các VSV gây hại cho cây trồng, bà con có thể sử dụng loại phân này. Phân có chứa các VSV đối kháng, có khả năng tiết ra những chất tiêu diệt các VSV có hại.
Phân bón hữu cơ VS cung cấp các chất khoáng vi lượng
Nhóm phân này có công dụng chính trong việc hoà tan các chất như Si và Zn. Đây chính là cách để cây trồng dễ dàng hấp thụ các chất hơn.
Phân bón hữu vi sinh sản xuất những chất kích thích sinh trưởng
Nhóm phân này có chứa hàng loạt các VSV có thể tiết ra các chất kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây. Hơn nữa, VSV này còn giúp cho cây chống chọi là các loại sâu bệnh gây hại.

Một số ưu điểm mà phân hữu cơ vi sinh mang lại
Tăng sản lượng thực tế và nâng cao chất lượng nông sản
Các chất dinh dưỡng trong phân (N, P, K,…) có đầy đủ trong phân bón hữu cơ vi sinh giúp cho cây trồng tối đa hóa sản lượng. Đây chính là ưu điểm mà bà còn dễ dàng nhận thấy nhất. Thêm vào đó, các chất có trong loại phân này còn có công dụng giúp cây trồng phát triển ổn định. Từ đó nâng cao chất lượng nông sản, giảm thiểu tối đa các chất độc hại dư lại bên trong thực phẩm.

Cây trồng có đề kháng cao, chống chọi với các loại sâu bệnh
Phân hữu cơ vi sinh còn có công dụng trong việc tăng cường sức đề kháng, giúp cây chống lại các loại sâu bệnh nhờ cơ chế:
- Giúp cây tăng cường sức đề kháng và phát triển toàn diện
- Ngăn ngừa sự tấn công của các loại sâu bệnh gây hại cho cây nhờ hỗn hợp tinh dầu

Bảo tồn đất và cải tạo môi trường
Phân hữu cơ vi sinh được ứng dụng để bảo tồn, cải tạo đất trồng và hạn chế hiện tượng xói mòn, rửa trôi. Khi bà con bón phân, các chất hữu cơ có trong phân sẽ kết hợp cùng với chất hữu cơ có sẵn trong đất tạo nên cấu trúc bền vững. Thêm vào đó, phân còn có là thành phần nâng cao chất lượng đất, giúp khử được phèn, các chất độc hại.

Cách thức phân biệt phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh
Đặc điểm so sánh | Phân vi sinh | Phân hữu cơ vi sinh |
Bản chất | Đây là loại chế phẩm được bào chế từ các loài vi sinh có ích | Là phân hữu cơ được tạo ra nhờ quá trình lên men những loài vi sinh có lợi |
Chất mang | Chất độn, chất mang vi sinh | Than bùn, phân của các loài động vật, bã bùn mía, vỏ của hạt cà phê, … |
Mật số vi sinh | 1.5×108 | 1×106 |
Các chủng vi sinh | Các vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân và cellulose | Các vi sinh vật cố định đạm, đối kháng vi khuẩn, nấm, phân giải lân, … |
Cách dùng | Bà con có thể trộn trực tiếp cùng với hạt giống, hồ rễ cây hoặc bón vào đất | Chỉ nên bón trực tiếp vào đất để phân phát huy tối đa công dụng |
Xem thêm bài viết: Phân ure là gì? Thành phần hóa học, tác dụng và cách dùng
Công dụng tuyệt vời của phân hữu cơ vi sinh
Việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh sẽ giúp cho cây trồng phát triển toàn diện, an toàn và tạo ra những loại nông sản đạt chuẩn. Chính vì lý do đó, loại phân này được đón nhận một cách rộng rãi. Vậy bà con đã nắm vững những công dụng của phân hữu cơ vi sinh hay chưa? Cùng Nông Bio khám phá nhé!

- Phân hữu cơ vi sinh mang đến cho cây trồng và đất rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Một trong số đó phải kể đến đó là cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để cây phải triển toàn diện nhất. Tuy được đánh giá là hàm lượng thấp hơn so với phân bón hoá học nhưng an toàn, cây hấp thụ được trong thời gian dài.
- Phân góp phần giúp giữ ẩm, chống rửa trôi phân, giữ nước cho cây và giúp cho đất ở khu vực bón được tơi xốp. Đây chính là điều kiện tốt để bộ rễ của cây phát triển.
- Phân giúp sản sinh và tạo môi trường để các hệ vi sinh vật sống trong đất phát triển một cách mạnh mẽ. Bởi nếu một loại cây nếu không nhận được sự hỗ trợ của VSV thì rất dễ bị tấn công bởi các loại sâu bệnh.
- Phân còn giúp tiêu diệt các mầm bệnh và các VSV có hại cho cây trồng.

Một số lưu ý cho bà con khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh

Cách để cây hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng
Bà còn có thể áp dụng 2 cách sau để cây hấp thụ tối đa dưỡng chất có trong phân
- Đầu tiên, hãy mang phân đi ủ trước khi bón. Việc ủ phân giúp cho các VSV có môi trường để phát triển tốt nhất
- Tiếp theo, bà con tiến hành hoà tan phân cùng với nước và tưới trực tiếp vào gốc của cây. Đây là cách để tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất mà phân cung cấp. Đặc biệt, phương pháp này hiệu quả đối với những loại cây lâu năm.
Khi sử dụng ý phân hữu cơ vi sinh cần lưu ý gì?
Như chúng ta đã biết, các loại phân hữu cơ vi sinh thường có chứa rất nhiều VSV có lợi. Do đó, KHÔNG nên pha trộn phân cùng các loại phân bón hoá học, phân có tính oxy hoá cao. Làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến VSV, thậm chí là gây chế và giảm tác dụng của phân bón. Ngoài ra, bà con cần chú ý đến khoảng cách bón phân để đạt hiệu quả cao nhất. Khoảng cách cho 2 lần bón phù hợp nhất là 2 tuần.
Những loại cây phù hợp để bón phân hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh được các chuyên gia nông nghiệp đánh giá là lành tính. Vì vậy, bà con có thể dùng phân để bón lên tất cả các loại cây trồng. Tuy vậy, các loại phân này có tác dụng khá chậm, cần thời gian để cây và đất trồng hấp thụ thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Các loại cây ngắn ngày: Dùng để bón lót vào đất trước mùa vụ.
- Cây theo mùa: Bà con nên bón phân ngay sau khi thu hoạch. Phân sẽ bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng vào mùa vụ tiếp theo.
- Các loại cây lâu năm: Đối với những hộ trồng các loại cây thì loại phân này chính là lựa chọn hoàn hảo. Nên dùng phân để bón lót và bón phân vào những ngày độ ẩm cao, đây chính là điều kiện để các VSV phát triển tốt nhất.
Tìm hiểu: Cách làm thuốc trừ sâu sinh học đơn giản, an toàn, hiệu quả
Mua phân bón hữu cơ vi sinh ở đâu để đảm bảo chất lượng?
Để mua các loại phân bón chất lượng, các bạn có thể liên hệ đến Nông Bio qua hotline 0939053392 hoặc truy cập vào trang web của chúng tôi để tham khảo thông tin và giá bán nhé.
Phía bên trên, Nông Bio đã chia sẻ đến bạn những thông tin về phân hữu cơ vi sinh. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bà con những thông tin bổ ích. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận để các chuyên gia nông nghiệp giải đáp nhé.