Sản xuất các sản phẩm nông sản sạch đang là vấn đề được nhiều nhà nông quan tâm. Một trong những biện pháp hoàn hảo mà bà con có thể lựa chọn đó là sử dụng phân vi sinh. Trong bài viết này, hãy cùng Nông Bio tìm hiểu chi tiết về phân vi sinh là gì? Thành phần, công dụng và hướng dẫn cách bón phân đúng cách. Theo dõi và ghi chú những thông tin bổ ích nhé!
Bạn đã nắm rõ thông tin về phân vi sinh chưa?
Phân vi sinh là loại phân bón không còn quá xa lạ đối với bà con nông dân. Loại phân này đem lại hiệu quả vượt trội trong trồng trọt, góp phần bảo vệ đất và môi trường xung quanh.
Khái niệm phân vi sinh
Phân bón vi sinh là loại phân được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. Phân được sản xuất từ các loại vi sinh vật có ích, cụ thể là từ các loại vi khuẩn, nấm hay xạ khuẩn, … Trong đó, quan trọng nhất là các nhóm vi sinh cố định đạm, hoà tan lân, có thể phân giải các chất hữu cơ, kích thích cây trồng tăng trưởng vượt trội, …
![Phân vi sinh là gì](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/211.jpg)
Phân bón vi sinh có những thành phần nào?
Phân vi sinh được chia thành các loại chính đó là:
- Phân vi sinh vật cố định nitơ (Tên thường gọi của loại phân này đó là: phân đạm vi sinh vật cố định đạm).
- Phân vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan, phân bón vi sinh vật có phân giải xenluloza.
- Phân hữu cơ vi sinh vật…
Tất cả những sản phẩm phân bón vi sinh đều có khả năng cung cấp cho cây những chất dinh dưỡng cần thiết. Từ đó hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng của thành phẩm. Hơn nữa, việc sử dụng các loại phân vi sinh được chứng minh là an toàn, không gây ảnh hưởng đến con người, động vật hoặc môi trường sống.
![Thành phần chính của phân bón vi sinh](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/su-dung-phan-vi-sinh-nhu-the-nao.jpg)
Một số lợi ích tuyệt vời của phân bón hữu cơ vi sinh
Phân bón hữu cơ vi sinh đem đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời, không chỉ cho cây trồng mà còn là con người và môi trường. Đó cũng là lý do tại sao loại phân này được ứng dụng rộng rãi. Bên dưới, Nông Bio sẽ bật mí một số công dụng mà loại phân này đem lại.
- Bón phân vi sinh hỗ trợ quá trình cải tạo đất trồng đáng kể. Nguyên nhân là vì các vi sinh vật trong phân có chứa hàm lượng dưỡng chất cao, giúp cho đất có độ màu mỡ. Đây cũng là cách mà nhiều bà con sử dụng để duy trì độ phì nhiêu cho đất, ức chế quá trình phát triển của các loại sâu bệnh có hạị.
- Bón phân giúp cung cấp cho cây trồng đầy đủ các chất dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng đến vi lượng. Đây được xem là những yếu tố quan trọng, giúp cây sinh trưởng tốt hơn, đặc biệt là ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
- Phân vi sinh còn đóng vai trò quan trọng trong việc cắt giảm các chất hoá học có trong đất. Từ đó giúp tiêu diệt các thành phần gây hại và chuyển hoá chúng thành các chất có lợi.
- Phân vi sinh là một trong những yếu tố giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các chất có trong phân đảm bảo an toàn đối với sức khoẻ của nông dân và môi trường sống (đất, nước).
![Những công dụng của phân bón hữu cơ vi sinh](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/1550373242548.png)
Chúng ta có thể thấy rằng, phân vi sinh là sản phẩm thiết yếu, cứu cánh những mảnh đất nhiễm các chất hoá học độc hại. Không những vậy, sản phẩm sau khi thu hoạch còn đảm bảo các tiêu chí nông sản sạch, nâng cao giá trị. Tiến xa hơn là gips phần phát triển nền nông nghiệp hữu cơ sạch đẹp và bền vững.
Phân loại các loại phân vi sinh hiện nay
Bà con đã biết được các loại phân bón vi sinh tốt nhất hay chưa? Nếu chưa hãy theo dõi danh sách tổng hợp ngay sau đây của Nông Bio nhé!
Phân bón vi sinh vật cố định đạm (cố định Nitơ)
Loại phân này có chứa các chủng vi sinh có khả năng cố định Nitơ từ không khí. Phân góp phần quan trọng trong quá trình chuyển hoá Nitơ cho cả cây và đất. Được biết, Nitơ là một trong những yếu tố dinh dưỡng cực kỳ cần thiết đối với sự phát triển của cây. Nếu thiếu đi Nitơ cây có thể trưởng phát triển kém, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, tổng hợp các chất, …
Đặc điểm
Theo nghiên cứu, Nitơ có trong đất thường khá ít, chủ yếu có trong không khí. Tuy nhiên, nguồn này không thể dùng để bổ sung cho cây trồng. Nếu muốn tận dụng nguồn dưỡng chất này, Nitơ cần qua quá trình chuyển hoá phức tạp dưới tác động của các VSV.
Thành phần
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, rất nhiều loại vi khuẩn với khả năng cố định đạm, điển hình: Bradyrhizobium, Cyanobacterium, … Những vi sinh vật này có đặc điểm đó là sống cộng sinh với các cây họ đậu. Đây cũng là một trong những thành phần tạo nên phân vi sinh cố định đạm.
![Phân bón vi sinh vật cố định đạm (hay còn gọi là cố định Nitơ)](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/phan-chua-vi-sinh-vat-co-dinh-dam-480x389-1.png)
Ngày nay, phân vi sinh được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, tiên tiến. Chính vì vậy, bà con có thể dễ dàng mua các sản phẩm phân vi sinh hơn.
Phân bón vi sinh hòa tan lân
Phân bón vi sinh hoà tan lân được sản xuất với mục tiêu giúp chuyển hoá, phân hoá các hợp chất phức tạp có trong đất. Đây chính là giải pháp tăng năng suất hiệu quả, đặc biệt là những vùng có thời tiết khắc nghiệt mà bà con nên tham khảo.
Đặc điểm
Theo nghiên cứu, cây trồng chỉ có thể hấp thụ 25% các dưỡng chất có trong lân tự nhiên. Tuy nhiên, bạn có thể thấy hàm lượng này hoàn toàn không đủ cho quá trình phát triển và ngăn ngừa sâu bệnh. Việc sử dụng phân bón vi sinh hoà tan lân giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ hơn.
Cơ chế hoạt động của loại phân này là nhờ các vi khuẩn với khả năng tiết ra các loại axit hữu cơ. Sau đó tiến hành phân giải và chuyển hoá thành các chất dễ tan, giúp cho cây hấp thụ nhanh chóng.
![Phân bón vi sinh vật hòa tan lân](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/top-10-loai-phan-bon-huu-co.jpg)
Thành phần
Trong đất trồng thường chứa rất nhiều vi sinh vật có thể hoà tan lân. Điển hình là các vi khuẩn như Bacillus, Micrococens, …Các vi sinh vật này cộng sinh trên rễ cây, chúng có thể hấp thụ lân và các chất có trong đất như: đồng, sắt, kẽm, …
Để gia tăng các yếu tố dinh dưỡng, các nhà sản xuất đã tiến hành hoà trộn các loại vi khuẩn và nuôi cấy chúng, từ đó tạo ra phân hữu cơ hoà tan lân. Hướng đến mục tiêu cuối cùng là bổ sung nguồn khoáng chất lân và thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ và cây trồng.
Phân bón VSV kích thích cây sinh trưởng
Trong số các loại phân vi sinh được sản xuất thì phân vi sinh kích thích cây tăng trưởng được sử dụng khá rộng rãi. Vậy loại phân này có công dụng gì mà được ứng dụng rộng rãi.
![Phân bón vi sinh vật kích thích cây sinh trưởng](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/phan-vi-sinh-la-gi-cac-loai-phan-vi-sinh-hien-nay.jpg)
Đặc điểm
Được tạo nên từ các thành phần có lợi đối với cây trồng như Auxin, Gibberellin, có công dụng tuyệt vời trong việc phát triển bộ rễ ở thực vật. Phân được tổng hợp với rất nhiều dưỡng chất có lợi. Các chất này có công dụng tuyệt vời trong việc tăng trọng lượng và khả năng nảy mầm của hạt. Ngoài ra, phân còn chứa một số chất giúp cây tăng trưởng tốt và cho năng suất cao.
Thành phần
Thành phần chính tạo nên loại phân bón vi sinh này đó là: vi khuẩn, xạ khuẩn, Gibberella fujikuroi, Azotobacter cùng với đó là một số loại nấm. Nhờ công nghệ hiện đại, tiên tiến, ứng dụng quá trình lên men nhằm tạo ra một loại phân bón chất lượng.
Phân bón VSV có khả năng phân giải chất hữu cơ
Phân bón phân giải chất hữu cơ là loại phân có chứa các VSV phân giải cellulose, cung cấp cho cây trồng cách chất dinh dưỡng cần thiết, giúp đất trở nên màu mỡ hơn. Bởi khi đất tốt thì cây mới sinh trưởng và phát triển toàn diện hơn.
Phân bón VSV gây ức chế mầm bệnh và giữ ẩm cho đất
Loại phân bón này được tạo ra nhờ các thể kháng sinh với công dụng kìm hãm, ngăn chặn các tác nhân gây hại cho cây. Bên cạnh đó, phân còn có khả năng ức chế mầm bệnh, các vi khuẩn gây bệnh, giúp cho cây có thể chống chịu với các tác nhân khác. Hơn nữa, phân còn lợi ích tuyệt vời trong việc tạo độ ẩm cho đất, được nhiều nhà nông tin tưởng.
![Phân bón vi sinh vật ức chế mầm bệnh và giữ ẩm cho đất](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/phan-bon-huu-co-sinh-hoc.jpg)
Polysacarit có trong phân đảm nhận vai trò phân hợp những hạt sét, khoáng, … có trong đất trồng. Đây chính là giải pháp giúp cho cây giữ được nước một cách hiệu quả và nhanh chóng hấp thụ dinh dưỡng. Không những vậy Polysacarit còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ cây khỏi các loại sâu bệnh.
Hướng dẫn cách bón phân hiệu quả cho bà con nông dân
Nếu bà con muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì việc sử dụng phân bón vi sinh thay phân bón hoá học vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không nên trộn lẫn 2 loại phân này với nhau, làm như vậy rất dễ tiêu diệt các VSV có lợi.
Cách sử dụng phân bón vi sinh
Các loại phân bón vi sinh thường được chế tạo dưới dạng hạt hoặc bột. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng, bà con nên trộn cùng với hạt giống. Đây là giải pháp giúp cho hạt giống trước khi gieo ướt sơ.
![Hướng dẫn cách dùng phân bón vi sinh hiệu quả](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/phan-huu-co-vi-sinh.jpg)
- Sử dụng: Bà con tiến hành làm ướt hạt, sau đó trộng cùng với phân vi sinh. Bà con có thể lựa chọn tỷ lệ trộn là 1:100, ủ từ 10-20 phút rồi mang đi gieo nhé.
- Thời gian sử dụng phân từ 1-6 tháng, tránh lẫn lộn các chất gây hại cho đất và cây trồng.
- Nên bảo quản phân ở nhiệt độ thích hợp (<30 độ C), nên để ở nơi thô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp
- Chỉ nên sử dụng phân đối với cây trên cạn, như vậy thì mới phát huy công dụng
Trong một số trường hợp, bà con có thể dùng phân bón này cho cây non. Cụ thể là bón pha loãng phân cùng với nước sạch. Sau đó ngâm rễ cây vào dung dịch. Ngoài ra, bạn cũng có thể ủ phân trong đất và sử dụng đất đó để trồng cây.
Một số lưu ý cần biết
- Phân vi sinh có thời gian phân huỷ cực kỳ lâu so với phân hoá học. Chính vì vậy, bạn không nên dùng phân để bón lót đối với các cây ngắn ngày. Tuy nhiên, cây lâu năm vẫn có thể dụng để bổ sung các dưỡng chất cần thiết.
- Bà con cần lưu ý về độ ẩm của đất khi bón phân vi sinh. Cần lựa chọn độ ẩm phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất
- Nếu được, hãy thay thế phân bón vi sinh bằng phân hoá học nhằm góp phần cắt giảm chất gây hại cho đất và nông sản sau khi thu hoạch đảm bảo tiêu chí xanh – sạch
Những loại cây nào nên sử dụng phân bón vi sinh
Chúng ta có thể sử dụng loại phân này đối với rất nhiều loại cây khác nhau như: cây ăn quả, rau, cây cảnh, các loại cây công nghiệp, …
- Cây ngắn ngày: Bà con nên sử dụng phân vi sinh để bón lót.
- Rau, củ: Liều lượng 10 – 15kg/ sào
- Cây thu hoạch theo vụ: Sau khi thu hoạch, bà con có thể bón thêm phân bổ sung
- Đối với cây ăn quả và cây trồng lâu năm: Nên bón phân vào gốc cây, sau đó rắc thêm 1-2 lớp ở phần gốc
Bà con cần lưu ý: Đối với cây ăn quả nên bón vào 2 thời kỳ đó là mưa xuân (từ tháng 3 – 4) và mưa ngâu (từ tháng 7 – 8)
Đối với các loại hoa màu:
- Cây chè: Bà con nên bón vào rãnh giữa 2 luống, mỗi lần bón nên dùng từ 0,2 – 0,3 kg/ gốc.
- Cây ngô: Tiến hành bón lót trước khi tiến hành gieo hạt, tỉ lệ phân là 10kg/ sào
- Cây lúa: Nên bón vào thời kỳ cây mạ
Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong phân vi sinh là gì, các loại phân vi sinh và cách bón phân đúng cách. Việc bón phân đúng liều lượng và thời gian sẽ giúp cho cây trồng phát triển toàn diện hơn. Đặc biệt, cây có thể chống chọi với nhiều loại bệnh tật khác nhau. Chúc bà con thành công, nếu còn có thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết của Nông Bio nhé!