Phân vô cơ là gì? Những loại phân vô cơ mà bạn cần biết

Đánh giá post

Phân vô cơ được biết đến là một loại phân bón được sản xuất từ các nguyên vật liệu tự nhiên. Phân được bà con nông dân sử dụng để bón hầu hết các loại cây trồng. Trong bài viết hôm nay, Nông Bio sẽ giúp các bạn hiểu rõ phân vô cơ là gì? Có những loại phân vô cơ nào? Bên cạnh đó là cách phân biệt phân vô cơ và phân hữu cơ dễ dàng nhất. Cùng tìm hiểu nhé!

Khái niệm và ưu điểm của phân vô cơ

Phân vô cơ là gì?

Phân vô cơ hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: phân bón khoáng, phân khoáng, … Loại phân này được sản xuất bằng quy trình công nghiệp kết tỉnh bởi các chất vô cơ hoá học có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

Phân vô cơ là gì
Phân vô cơ là gì

Ưu điểm vượt trội của phân vô cơ

Loại phân này mang lại rất nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể:

  • Hàm lượng chất dinh dưỡng cao
  • Dễ hoà tan, giúp cây hấp thụ dễ dàng hơn
  • Không gây ảnh hưởng đến đất trồng, phá vỡ cấu trúc đất

Một số loại phân vô cơ thông dụng trong sản xuất mà bà con nên biết

Phân đạm

Đầu tiên phải kể đến đó là phân đạm. Đây là loại phân cung cấp Ni tơ (N) cho cây. Phân đạm bao gồm những loại sau:

Phân đạm
Phân đạm

Phân Urê

Phân Urê có công thức hoá học là [CO(NH2)2], được bào chế ở dạng tinh thể, hạt tròn, màu trắng. Đây được xem là loại phổ biến và được bà công nông dân tiêu thụ nhiều nhất hiện nay. Lý do là vì phân có hàm lượng đạm cao, dễ sử dụng và cây cũng hấp thụ nhanh hơn.

Phân Urê
Phân Urê

Nhược điểm:

  • Phân dễ bay hơi và rửa trôi, tỷ lệ thất thoát phân cao.
  • Nếu bón quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến cây. Khi đó, cây dễ mắc các loại bệnh, dễ đỗ ngã khi gặp gió to.
  • Hàm lượng phân tồn đọng trong đất ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khoẻ con người.

Amôn sunphat

Amôn sunphat có công thức hoá học là: (NH4)2SO4. Phân được bào chế dạng tinh thể trắng ngà, tỷ lệ các chất có trong phân là 21% đạm dưới dạng NH4 + và 23-25% lưu huỳnh.

Nếu đất trồng của bà con là đất kiềm, thiếu lưu huỳnh thì đây chính là sản phẩm phù hợp. Đặc biệt, bà con không nên bón phân vào đất phèn, nhiễm mặn, … làm như vậy sẽ khiến cho đất càng chua hơn.

Nhược điểm:

  • Giá thành sản phẩm khá cao
  • Bón không đúng cách dễ xảy ra hiện tượng cháy ở lá
  • Dễ bị thất thoát trong quá trình bón gây lãng phí

Phân Amôn nitrat

Amôn nitrat có công thức hoá học là NH4NO3. Phân dạng tinh thể màu trắng, có chứa cả 2 dạng đạm là NH4 + và NO3-. Với loại phân này, cây trồng có thể hấp thụ dưỡng chất lên đến 34-35%.

Nhược điểm:

  • Phân khó bảo quản
  • Với những bà con lần đầu sử dụng rất dễ xảy ra hiện tượng  vón cục, chảy nước
  • Bón quá nhiều khiến cho độ chua của đất tăng lên
  • Dễ thất thoát, không đem lại hiệu quả cao

Natri nitrat

Natri nitrat là loại phân có chứa hàm lượng N từ 15-17%. Phân dễ tan trong nước, cây trồng dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất dưới dạng NO3– (Nitrat).

Nhược điểm:

  • Dễ bị rửa trôi
  • Hàm lượng đạm thấp
  • Bón nhiều, liên tục gây ảnh hưởng trực tiếp cho đất do thừa natri

Canxi nitrat

Canxi nitrat được bào chế ở dạng tinh thể trắng. Phân có chứa hàm lượng đạm 14-16%, cùng với đó là canxi chiếm khoảng 35-36%. Phân thích hợp với những vùng đất phèn, đất chua, có độ pH cao, … Sau khi bón, cây sẽ cứng cáp, không bị đổ ngã trước tác động của thiên nhiên.

Nhược điểm:

  • Khó bảo quản, dễ bị hoà tan bởi tính háo nước
  • Có tính oxy mạnh, dễ gây ra hiện tượng cháy nổ

Canxi cyanamit

Canxi cyanamit (CaCN2) là phân đạm có chứa hàm lượng đạm từ 20-21%. Bà con có thể dùng phân để bón ở những vùng đất bạc màu, đất phèn giúp khử chua hiệu quả.

Nhược điểm:

  • Gây bỏng, rát nếu tiếp xúc trực tiếp với da tay
  • Dễ bị biến chất, làm mất đi công dụng
  • Không phun trực tiếp phân lên lá cây

Amôn clorua

Amôn clorua được bào chế dưới dạng tinh thể rắn có màu trắng. Hàm lượng đạm có trong phân là 25-26%. Phân dễ dàng hoà tan, không bị vón cục giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ nhất.

Nhược điểm:

  • Khó bảo quản, dễ bị chảy nước
  • Phân chứa hàm lượng đạm thấp
  • Phân chứa nhiều clo gây ngộ độc, chua đất

Phân lân

Phân lân
Phân lân

Phân super lân

Phân super lân là dạng phân được bào chế thành bột có xám xanh với hàm lượng (P2O5) khoảng 17-20%. Phân dễ hoà tan dưới dạng H2PO4-, giúp cho cây trồng hấp thụ các dưỡng chất nhanh nhất. Đặc biệt, bà con có thể bón phân với rất nhiều loại cây.

Lưu ý: Đối với những thửa đất chua, đất phèn, bà con nên hạn chế bón super lân. Nguyên nhân là vì các chất trong phân có thể làm đất chua thêm.

Phân lân nung chảy

Loại phân lân này được pha chế dưới dạng bột, màu xám đen, có hàm lượng lân từ 15-18%. Phân thích hợp cho những khu đất cho độ chua cao, đất bạc màu cần cải tạo. Bà con tuyệt đối không bón vào đất kiềm, đất phù sa trung tính nhé.

Phân kali

.Phân kali
Phân kali

Phân kali sunphat

Phân kali sunphat là phân bón hoá học có chứa K2O 48-50% và lưu huỳnh 15%. Phân có màu trắng, tinh thể dễ tan trong nước, có thể dùng để bón cho nhiều loại cây khác nhau. Đặc biệt là các loại cây như: cà phê, cây có dầu, … Tuy nhiên, việc bón phân lâu ngày sẽ khiến cho đất bị chua, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.

Phân kali clorua

Phân kali clorua chứa hàm lượng K2O cao, lên đến 55-60%. Do đó, loại phân này được sử dụng nhiều trong hoạt động sản xuất nông sản.

Phân được bào chế dưới dạng tinh thể có màu đỏ hồng, dùng được với nhiều loại cây trồng và đất khác nhau. Sau khi sử dụng phân, cây sẽ cứng cáp, tăng chất lượng hơn.

Lưu ý: Không sử dụng phân đối với các cây trồng như sầu riêng bởi loại cây này mẫn cảm với clo.

Phân kali clorua
Phân kali clorua

Phân bón hỗn hợp

Phân hỗn hợp bao gồm 2 loại chính đó là: phân trộn và phân phức hợp:

Phân bón hỗn hợp
Phân bón hỗn hợp

Phân phức hợp

Bao gồm các loại phân được bào chế từ 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng khác nhau. Sản phẩm cuối cùng là một hợp chất ổn định, có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao. Bên dưới là một số loại phân phức hợp được sử dụng trong sản xuất:

.Phân phức hợp
Phân phức hợp

 

  • Phân Diamôn photphat (DAP)

Phân chứa 2 dưỡng chất là đạm (16-18%) và lân (44-46%). Với loại phân bón này, cây có thể hấp thụ đồng thời đạm và lân. Bà con chỉ nên bón khu đất bazan hoặc đất phèn, không bón vào những khu vực thiếu kali, đất bạc màu và không bón cho cây rau củ nhé.

  • Phân kali nitrat (KNO3)

Kali nitrat là loại phân kali phức hợp, hàm lượng dưỡng chất có trong phân: K2O (45-46%), đạm (13%), giúp cho cây trồng nhanh ra hoa. Tuy nhiên, loại phân này có giá trị cao và đắt tiền nên không được sử dụng nhiều.

  • Phân phức hợp kali photphat

Loại phân này có dạng khác nhau như: mono kali photphat, di kali photphat, … mỗi loại sẽ chứa hàm lượng lân và kali khác nhau. Bón phân giúp cho cây nhanh ra hoa, hiệu quả với nhiều loại cây trồng nhưng giá bán khá cao.

Phân trộn

Là loại phân có chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên, được tạo ra nhờ quá trình pha trộn các nguyên liệu khác nhau.

.Phân trộn
.Phân trộn
  • Ưu điểm: Phân có chứa các nguyên tố dinh dưỡng với hàm lượng khác nhau. Bà con không cần phải tính toán tỷ lệ trộn sao cho đúng bởi công thức chế biến khá đơn giản. Đặc biệt là giá thành khá thấp, tối ưu được chi phí sản xuất.
  • Nhược điểm: Rất dễ nhầm lẫn giữa phân thật và phân giả. Bón quá liều lượng hoặc lâu dài có thể gây nên tác động xấu cho đất.

Phân trung lượng

Loại phân này có chứa một hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, đây đều là các thành phần quan trọng trong phân bón.

Phân trung lượng
Phân trung lượng

Phân magiê (Mg)

  • Phân magiê sunphat có công thức hoá học là MgSO4).H2O, hàm lượng Mg 16-18%
  • Phân magiê nitrat có công thức hoá học là (Mg(NO3)2.H2O), hàm lượng Mg 15-16%
  • Phân magiê cacbonat có công thức hoá học là (MgCO3), hàm lượng Mg rất cao chiếm khoảng 45-48%, phân ít tan trong nước
  • Một số loại phân Mg khác cũng được nhiều người sử dụng: magiê oxit, magiê kali sunphat, …

Phân canxi (Ca)

Canxi sunphat hay còn được biết đến với tên gọi khác là thạch cao. Phân có chứa hàm lượng canxi 32%, dùng để bón trực tiếp vào cây trồng hoặc ứng dụng để làm phụ gia sản xuất phân.

Phân lưu huỳnh

Một số loại phân có chứa hàm lượng lưu huỳnh cao, được sử dụng trong nông nghiệp: đạm sunphat amôn (24%), kali sunphat (18%), …

Phân vi lượng

Phân bón có chứa những yếu tố dinh dưỡng vi lượng (TE), bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Bên dưới là một số loại phân được dùng phổ biến:

.Phân vi lượng
Phân vi lượng
  • Phân kẽm (Zn): Phân được bón với mục đích cung cấp kẽm cho cây trồng. Điển hình phải kể đến các loại phân: sunphat kẽm (21-23%), clorua kẽm (45-52%), …
  • Phân sắt (Fe): Phân cung cấp dưỡng chất sắt (Fe) cho cây trồng. Một số loại phân phổ biến như: sunphat sắt (20%), cacbonat sắt (42%), sunphat amôn sắt (14%), …
  • Phân đồng (Cu): Cung cấp đồng cho cây. Các loại phân chứa hàm lượng đồng cao như: sunphat đồng (25-26%), oxit đồng (75%), …
  • Phân mangan (Mn): Loại phân này cung cấp cho cây dưỡng chất mangan. Một số loại phân cụ thể như: sunphat mangan (25%); oxit mangan (63%), …
  • Phân clo (Cl): Phân cung cấp clo để cây phát triển toàn diện nhất. Một số phân thường được khuyến cáo sử dụng: KCl, NH4Cl,….

Cách phân biệt phân vô cơ và phân hữu cơ nhanh nhất

Điểm giống nhau giữa phân vô cơ và hữu cơ

  • Cả 2 loại phân cung cấp dưỡng chất giúp cây phát triển tốt hơn
  • Năng suất sau khi thu hoạch tăng cao
  • Đa dạng cách sử dụng: bón lót, bón thúc hoặc phun trực tiếp lên lá cây
  • Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nếu bón quá hàm lượng quy định

Điểm khác nhau giữa phân vô cơ và hữu cơ

Yếu tố so sánh Phân vô cơ Phân hữu cơ
Hàm lượng dinh dưỡng Ít thành phần dinh dưỡng nhưng bù lại tỷ lệ cao và luôn giữ ở mức ổn định. Đa dạng thành phần, đặc biệt là thành phần tự nhiên. Hàm lượng dưỡng chất không ổn định.
Cách sản xuất Sản xuất theo quy trình công nghiệp Sản xuất tự nhiên
Tính tan Phân dễ hoà tan, cây hấp thụ dưỡng chất nhanh chóng, hiệu quả ngay sau vài lần sử dụng Quá trình phân giải để tạo ra các chất dinh dưỡng chậm. Cần thời gian dài thì cây mới hấp thụ được.
Cách bón Thường được sử dụng trong những đợt bón thúc Sử dụng để bón lót để các VSV có thời gian phân giải. Có thể dùng cho nhiều loại cây trồng khác nhau.
Đất trồng Ảnh hưởng đến đất trồng và môi trường. Đối với phân đạm và phân kali, cần sử dụng vôi để cải tạo thường xuyên. Không gây ảnh hưởng đến đất và môi trường, có công dụng cải tạo đất.
Chất lượng nông sản Màu sắc đẹp, bắt mắt. Nếu để lâu không dùng, phân mất đi hương vị và chất lượng vốn có. Nhìn không được đẹp nhưng để lâu vẫn giữ trọn hương vị và chất lượng.
Hệ sinh thái Gây hại đối với hệ sinh thái tự nhiên nếu lạm dụng quá nhiều. Góp phần phát triển hệ sinh thái, thân thiện với các VSV có lợi
Sức khỏe con người Nông sản sau khi thu hoạch vẫn còn tồn động phân bón hoá học. Nếu không xử lý đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nông sản sau thu hoạch an toàn đối với sức khoẻ.
Chống biến đổi khí hậu Nếu sử dụng bừa bãi sẽ gây tác động xấu đến môi trường, biến đổi khí hậu Giảm thiểu chất thải, giải pháp chống biến đổi khí hậu.

Phía bên trên, Nông Bio vừa chia sẻ đến bà con thông tin về phân vô cơ là gì và tất tần tật những điều cần biết về loại phân này. Hy vọng qua bài viết, bà con có thể hiểu rõ và biết cách bón phân để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu cần giải đáp thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image