Vào đầu mua mưa khoảng tháng 5,6 âm lịch tại các khu vực miền Tây, nấm mối đen mọc rất nhiều, đây là sản vật được thiên nhiên ban tặng có giá trị dinh dưỡng rất cao. Theo thời gian thì nấm mối đen cũng dần ít đi. Tuy nhiên, dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì ngay nay, nấm mối đen không cần phụ thuộc vào thiên nhiên nữa mà chúng ta có thể trồng quanh năm và đặc biệt là nuôi trồng được luôn tại nhà.
Để đáp ứng được nhu cầu này, chúng tôi đã hợp tác nuôi trồng, thử nghiệm với nhiều nông trại cung cấp phôi lớn có uy tín và chọn lựa ra được nơi cung cấp phù hợp nhằm mang đến cho các bạn có sở thích hoặc nhu cầu nuôi trồng nấm bằng phôi tại nhà.

Đảm bảo rằng phôi nấm mối đen chất lượng, an toàn, được ủ giăng tơ kín đáy để người trồng kể cả người mới cũng có thể dễ dàng hóa trong việc chăm sóc và nuôi trồng. Chắc chắn chúng tôi sẽ trở thành lựa chọn tối ưu nhất trong việc đặt niềm tin tiêu dùng của các bạn!
Nếu các bạn đang mở nông trại hoặc có ý định mở nông trại trồng nấm, với nhu cầu lượng phôi từ 200, 500 hay trên 1000 thì đừng quên liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được mức giá ưu đãi cùng với các khuyến mãi ưu ái.
👉Điểm khác biệt của Phôi Nấm Mối Đen tại Nông Bio
- Phôi đã giăng tơ kín bịch, có thể mang trồng ngay không cần ủ
- Phôi được lựa chọn trước khi giao, đảm bảo chất lượng như mô tả.
- Trọng lượng phôi cơ chất chuẩn, đang được Nông Bio sử dụng trong nuôi trồng.
- Nguyên liệu tạo phôi thuần hữu cơ, chắc chắn sống và phát triển 100%.
👉Nguyên liệu có trong Phôi Nấm Mối Đen
- Mùn cưa cây cao su: Lưu giữ chất dinh dưỡng, tạo môi trường thuận lợi cho nấm sinh trưởng.
- Cám gạo và 1% cám bắp: Bổ sung dưỡng chất cho nấm hấp thụ và phát triển.
- Meo nấm (meo giống): Yếu tố quan trọng để mọc lên nấm, được nuôi tách tế bào trong phòng thí nghiệm.

👉Kỹ thuật trồng nấm mối đen tại nhà
Bước 1: Kiểm tra tơ nấm. Tơ nấm phải phủ kín đến đáy bịch mới có thể tiến hành trồng.
Bước 2: Chất phôi nấm vào nơi trồng, nên đặt phôi nằm ngang.
Bước 3: Sốc lạnh phôi nấm bằng cách tưới nhiều nước và trực tiếp lên phôi nấm (chú ý: không tưới vào bên trong miệng phôi) để trung hòa nhiệt độ bên trong và ngoài phôi nấm. Sau đó dùng khăn ướt phủ lên phôi nấm.
Bước 4: Rút hết nút đậy đầu phôi nấm. Sau khi rút đầu phôi nấm sẽ ngưng tưới nước trong vòng 12 giờ.
Bước 5: Phun sương giữ ẩm cho cây. Qua 12 giờ đầu, bắt đầu phun sương để tạo độ ẩm. Ẩm độ cao nấm sẽ phát triển rất nhanh. Quá trình phun sương diễn ra 3-4 lần/ngày.
Bước 6: Thu hoạch, khi thu hoạch ta dùng tay lay nhẹ chân nấm, rút hết toàn bộ chân nấm ra ngoài.
Bước 7: Vệ sinh cổ nấm (miệng bịch phôi), lấy hết gốc nấm còn sót lại khi thu hoạch.
Bước 8: Thu hoạch xong, đậy kín phôi nấm không tưới nước. Sau 4-5 ngày lấy nắp chai ra và tiếp tục quay về bước 3 để nuôi trồng đợt 2,3…
🔻Nguyên tắc chung khi nuôi trồng nấm:
Cần đáp ứng đủ và đúng 6 điều kiện này nấm sẽ ra và phát triển liên tục.
2 không
- Không có nắng trực tiếp.
- Không có gió lùa lạnh.
4 có
- Có ánh sáng đọc được sách.
- Có không khí lưu thông tốt.
- Có thể giữ được ẩm độ tốt.
- Có thể tưới nước nhiều mà không có ảnh hưởng đến các vật dụng xung quanh.
Lưu ý về nhiệt độ và độ ẩm khi trồng
- Nên duy trì nhiệt độ mát mẻ trong khoảng từ 25 – 33 độ C.
- Độ ẩm thích hợp trong phạm vi từ 80-85%, tối đa 90%.Thành phần hữu cơ tạo môi trường tốt cho nấm sinh sôi
👉Hướng dẫn thu hoạch
Khi thu hoạch, cần cầm vào thân chính và níu nhổ, lắc nhẹ để lấy được gốc nấm. Nếu lấy được hết gốc nấm, khâu vệ sinh sẽ dễ dàng hơn.
Lưu ý: Chỉ lắc nhẹ tay, không nên giật mạnh nấm đứt lìa gốc hay dùng dao cắt ngang nấm vì lúc này gốc nấm vẫn chưa ra hết, còn sót lại. Phần sót lại này có thể gây cản trở cho các mầm nấm sau này hoặc chúng sẽ bị hư úng làm lây lan mầm bệnh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.