Việc loại trừ các loại sâu bệnh hiện nay đang là vấn đề mà nhiều người dân quan tâm hiện nay, vì chúng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng làm giảm năng suất chất lượng của cây, một trong những loại sâu mà nhiều người dân đang phải đối đầu với chúng đó là sâu vẽ bùa, chúng thường gây hại trên lá của các loại cây trồng, khiến cây phát triển kém, năng suất thấp vậy loài sâu bệnh này có những đặc điểm gì và cách phòng tránh chúng như thế nào? Hãy cùng Nông Bio tìm hiểu nhé!
Đặc điểm nhận biết của sâu vẽ bùa
Tên khoa học là Phyllocnistis citrella, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh loét ta thường bắt gặp chúng trên cây cam quýt hoặc các loại rau gia vị…nhưng mức độ gây hại thì khác nhau đối với từng loại cây.
Sâu vẽ bùa khi trưởng thành có đặc điểm là kích thước nhỏ khoảng 4-5mm, cánh khoảng 6-7mm, có màu vàng nhạt, tùy vào từng điều kiện sống khác nhau mà có những loài sẽ có kích thước khác nhau..chúng thường xuất hiện ở trên những chiếc lá khỏe mạnh, xanh rốt để hút chất dinh dưỡng có trong lá, hoạt động nhiều nhất và chiều tối và ban ngày chúng xuất hiện ở phần phía dưới lá nên ta thường khó phát hiện ra chúngvà tiêu diệt kịp thời
Trứng có kích thước nhỏ khoảng 0.2mm, có dạng bầu dục, màu trắng hồng, một loài trưởng thành thường nở rất nhiều trứng khoảng 60-80 trứng/ngày, nên việc phát tán sâu vẽ bùa từ cành này sang cành khác rất là nhanh, nên cần bà con phải chú ý và thường xuyên quan sát cây trồng để diệt trừ sâu bệnh nhanh chóng và kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển an toàn và năng suất của cây trồng.

Ấu trùng: dài khoảng 4mm có, có thể có 10 đốt, thân hình dẹp, không chân và kích thước của ấu trùng sẽ tăng dần theo thời gian phát triển của loài.
Nhộng: dài khoảng 1-2mm, có màu vàng nâu thường xuất hiện trên lá cuối đường đục hoặc rơi xuống đất, thời gian hình thành nhộng là 7-9 ngày, tùy vào thời tiết và khí hậu khác nhau.
Và sau khi trưởng thành thì sâu bắt đầu phá hoại cây trồng theo những chiếc lá, khiến cho lá dễ bị dụng do bị mất hết chất dinh dưỡng và lâu dần sẽ ảnh hưởng đến cây trồng, khiến cây phát triển kém hơn so với những cây trồng xung quanh khác.
Đối với sâu non mới nở thường đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần nhu mô của lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo dưới lớp biểu bì, phía sau là đường màu trắng mà ta thường thấy trên lá chính phân thải ra của sâu như sợi chỉ, lớp biểu bì có thể bị bong ra hoặc trông giống như nhầy ốc sên. Đường đục của sâu vẽ bùa dài và lớn dần theo sự phát triển và hình thành nên sâu trưởng thành.
Cơ chế gây hại của sâu vẽ bùa
Sâu vẽ bùa thường gây hại trên các chồi và lá non chúng ăn phần mô mềm tạo ra các đường hầm cạn trong các lá non và khi chúng đi tới đâu thì biểu bì phồng lên tới đó, hình thành những đường ngoằn ngoèo nên được gọi là vẽ bùa, những đường mà sâu tạo ra thì không bao giờ gặp nhau.

Lá bị sâu vẽ bùa gây hại thường bị quăn lại, bị biến dạng, làm giảm khả năng sinh trưởng của các chồi, diện tích quang hợp của lá cũng giảm sẽ làm cho năng suất của cây trồng đi xuống.Và ngoài ra các đường mà sâu vẽ bùa tạo nên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Xanthomonas campestris xâm nhập gây nên các bệnh loét, khiến cho lá bị vàng, dễ bị rụng và các bệnh liên quan về lá khác.
Bên cạnh đó sâu vẽ bùa còn gây hại cho các loại cây ăn quả, chúng đục đường hầm dưới lớp biểu bì của vỏ trái ảnh hưởng đến sự quang hợp của vỏ trái và làm năng suất của trái giảm, khiến trái ăn không ngon, hoặc phát triển kém.
Các yếu tố làm cho sâu vẽ bùa gây hại cây trồng
Những yếu tố khiến cho sâu vẽ bùa xuất hiện gây hại cho cây trồng mà nhiều người dân cần phải biết và có những biện pháp phù hợp để hạn chế sâu bệnh gây hại:
Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm nhưng thời điểm mà sâu gây hại nhiều nhất đó là mùa mưa, đó cũng là thời điểm cây trồng đâm chồi nảy lộc, sẽ thu hút được sâu vẽ bùa gây hại cho lá.

Do ý thức của con người: không thường xuyên chú ý, quan sát tình trạng của cây và không thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ đó là điều kiện giúp sâu vẽ bùa phát triển.
Không xịt thuốc hoặc bón phân theo định kì cho cây giúp cây tăng cường sự miễn dịch ngăn ngừa sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
Cách phòng trừ sâu vẽ bùa trên cây trồng
Sâu vẽ bùa thường bị thu hút bởi những lá đọt lá non mới phát triển, nên bà con cần phải chăm sóc kỹ cho cây khi đang trong quá trình phát triển, tỉa cành lá thường xuyên và bón phân cho cây để có sức đề kháng chống lại các sâu bệnh gây hại, cây trồng phát triển, lá xanh và to hơn.
Trường hợp cây bị sâu bệnh gây hại nặng thì phải cắt hết cành lá bị bệnh và đem đi tiêu hủy tránh lây lan cho những cây trồng xung quanh khác.
Do loài này gây hại chủ yếu là trên lá nên bà con phải thường xuyên cắt tỉa cành lá theo định kì để cây được thoáng dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn và việc quan sát sâu bệnh gây hại cho cây sẽ dễ phát hiện nhanh và tiêu diệt sâu kịp thời.
Dọn dẹp lá trong vườn thường xuyên, để tạo không gian thoáng mát, hạn chế sâu bệnh có cơ hội tiếp cận cây trồng.

Sử dụng các loại phân bón hợp lý cho cây trồng để bảo vệ các loài thiên địch có sẵn trong vườn như các loại kiến vàng, các loài ong ký sinh,… để hạn chế mật số giúp kiểm soát tốt sâu vẽ bùa hoặc sử dụng một số thuốc có hoạt chất sinh học an toàn với thiên địch như Abamectin, dầu khoáng,..
Cần phun các loại thuốc ngăn ngừa sâu bệnh để phòng cho cây trước mỗi đợt ra lá non hoặc trái non bằng các chế phẩm trừ sâu sinh học phù hợp. Có thể phun theo định kì mỗi tháng 1 lần để đạt được hiệu quả tốt hơn cho cây.
Hạn chế tưới, phun nước trực tiếp lên tán lá cây, sẽ khiến độ ẩm tăng cao tạo điều kiện cho sâu vẽ bùa phát triển.
Luân canh cây trồng sẽ giảm thiểu được các vấn đề về sâu bệnh gây hại
Như vậy bài viết này Nong Bio đã giúp bạn tổng hợp những thông tin vô cùng hữu ích về sâu vẽ bùa: đặc điểm nhận biết và cách phòng trừ trên cây trồng. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những đặc điểm cơ bản của sâu vẽ bùa, ngoài ra nếu còn bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc nhắn tin ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp trong vòng 24h.