Cây chuối là loài cây quen thuộc đối với bà con Việt Nam, là loại cây được trồng để lấy quả nên bà con chăm sóc cây rất kỹ bón phân thường xuyên nên cây có thể sống đến 20 năm. Tuy nhiên các loài sâu bệnh có thể tấn công loài này bất cứ lúc nào vì thế bà con cần phải biết được các loại sâu bệnh gây hại và cũng như những cách phòng trừ sâu bệnh trên chuối hợp lý, hãy cùng Nông Bio tìm hiểu nhé.
Thông tin chung về chuối
Chuối là một loại cây mọc trên một loại cây thân thảo lớn có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Là một trong những loại cây phổ biến và được trồng rộng rãi nhất trên thế giới, với nhiều loại được trồng cho nhiều mục đích khác nhau.
Chuối là loại quả dài, cong với vỏ nhẵn, màu vàng và đôi khi hơi xanh. Chiều dài trung bình của một quả chuối là khoảng 7 đến 8cm. Vỏ chuối thường có màu vàng khi chín, nhưng cũng có thể có màu xanh, đỏ hoặc tím tùy theo các loại giống
Cây chuối thường được trồng vào mùa mưa hoặc gió mùa khi đất ẩm và có thể cung cấp đủ nước cho cây non. Ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi chuối được trồng rộng rãi, mùa trồng thường diễn ra từ tháng Tư đến tháng Sáu. Ở những vùng có mùa khô, việc trồng trọt có thể diễn ra vào tháng 9 hoặc tháng 10, sau mùa mưa.
Điều quan trọng cần lưu ý là thời gian trồng cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào khí hậu địa phương và điều kiện trồng trọt. Ngoài ra, một số trang trại chuối thương mại có thể trồng chuối quanh năm trong môi trường nhà kính hoặc đồng ruộng được kiểm soát.
Vậy để cây phát triển và khỏe mạnh quanh năm thì bà con nên tìm hiểu những biện pháp để chăm sóc cây chuối dưới đây để áp dụng cho vườn chuối nhà mình nhé.
Biện pháp chăm sóc cây chuối
Điều kiện khí hậu
Chuối là một loại cây trồng nhiệt đới phát triển tốt nhất trong điều kiện, ẩm ướt với lượng mưa dồi dào. Điều kiện khí hậu để trồng chuối là từ 20°C đến 30°C, với nhiệt độ ưa thích là từ 25°C đến 28°C.
Độ ẩm cao cũng rất quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng khỏe mạnh và sản xuất trái cây. Chuối cần tối thiểu 1000mm lượng mưa hoặc lượng nước tưới mỗi năm để hỗ trợ tăng trưởng và ra quả.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là điều kiện khí hậu cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào giống chuối được trồng và điều kiện trồng trọt tại địa phương. Điều cần thiết là làm việc với các chuyên gia nông nghiệp địa phương để đảm bảo rằng có các điều kiện khí hậu phù hợp để trồng chuối thành công.
Đất
Chuối phát triển tốt nhất trong đất màu mỡ, thoát nước tốt với hàm lượng chất hữu cơ cao nên chuối cần được trồng với độ pH từ 5,5 đến 7,0. Nên trong quá trình phát triển của cây thì bà con phải thường xuyên kiểm tra đất thường xuyên để có những biện pháp khắc phục tình trạng đất thích hợp cho cây chuối.
Nước
Chuối cần tưới nước thường xuyên, đặc biệt là trong mùa khô, để hỗ trợ tăng trưởng và ra trái. Trong tháng đầu mới trồng nên tưới 2 lần/tuần và sau đó bà con có thể giảm xuống 1 tuần tưới 1 lần để duy trì độ ẩm của cây từ 60-79%.
Lưu ý đừng tưới quá nhiều nước sẽ khiến cho cây bị ngập úng có thể dẫn đến thối rễ, vì vậy điều quan trọng là phải đảm bảo thoát nước tốt và tránh đọng nước xung quanh cây. Nên sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt thường được sử dụng để trồng chuối để tiết kiệm nước và giảm nguy cơ dịch bệnh.
![Cần chú ý chăm sóc cây chuối trong thời kỳ 3 tháng sau khi trồng](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/ky-thuat-trong-chuoi-tay.jpg)
Bón phân
Chuối cần được bón phân thường xuyên để cây phát triển khỏe mạnh và ra quả. Có thể bón thúc hoặc bón lót cho cây tùy vào giai đoạn sinh trưởng cây. Bón phân phù hợp, chẳng hạn như 10-10-10, theo tỷ lệ được khuyến nghị và theo kết quả kiểm tra đất.
Cắt tỉa lá
Tỉa bỏ những lá già hơn, thấp hơn của cây khi chúng bị vàng để giữ cho cây khỏe mạnh và cải thiện lưu thông không khí. Ngăn ngừa được sâu bệnh phá hoại cây chuối.
Một số loại sâu bệnh hại và cách phòng trừ sâu bệnh trên chuối
Rầy mềm và cách phòng trừ sâu bệnh trên chuối
Triệu chứng
Cây bị biến dạng với những triệu chứng như lá quăn, lá giòn, dễ bị rách và sẽ bị teo lại nếu nhiễm nặng, có thể hình thành từ trên lá; các loài này thường xuất hiện ở ngọn cây ở gốc giả hành hoặc giữa các bẹ lá bên ngoài.
Nguyên nhân và đặc điểm gây bệnh
Rầy mềm có tên khoa học là Do Pentalonia nigronervosa. Những loài gây hại này là thân mềm, không cánh và có màu nâu đen, kích thước của chủng rất nhỏ chỉ khoảng 2-3mm.
Là một loại rầy mềm có ống hút có thể hút nhựa của cây, có thể có khả năng truyền bệnh khảm cho cây, khiến cây bị biến dạng và buồng sẽ không phát triển
Rầy mềm thường tìm thấy trên lá hoặc ở gần dưới gốc cây. Chúng thường ẩn nấp ở dưới bẹ lá hoặc trên những chiếc lá non có trong các lá cuống chưa mở khiến cho lá dễ bị hư và bị gãy.
![Rầy mềm là loại mộ trong những loài sinh vật gây hại cho chuỗi](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/ray-mem-va-cach-phong-tru-sau-benh-tren-chuoi.jpg)
Biện pháp cách phòng trừ sâu bệnh trên chuối
Cần phải thường xuyên kiểm tra vườn chuối của bạn, để xử lý kịp thời bằng cách bón phân hợp lý cho cây, ngoài ra bà con nên trồng kết với với các loại cây trồng khác trong vườn để giảm bớt sự tập trung của rầy mềm vào một loại cây. Sử dụng các loài thiên địch: bọ cứng, kiến vàng, ong, nhện… để làm giảm sự xuất hiện của rầy mềm.
Bệnh đốm lá và cách phòng trừ sâu bệnh trên chuối
Triệu chứng
Bệnh đốm là một trong những bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến vụ chuối. Các triệu chứng ban đầu xuất hiện dưới dạng những đốm màu vàng nhạt trên lá và từ về sau những đốm nhỏ này sẽ lan rộng ra, thành hình bầu dục; màu sắc cũng chuyển sang màu nâu sẫm và sau đó chuyển sang màu xám được bao quanh bởi một vòng màu nâu.
Đây là một trong những trường hợp nghiêm trọng trong các trường hợp gây hại cho cây chuối, nhiều đốm liên kết với nhau, làm chết phần lớn lá chuối và lượng mưa, nhiệt độ, sương là điều kiện quyết định cho sự lây lan này của sâu bệnh.
![Bệnh đốm lá vết bệnh kéo dài lan rộng thành đốm hình bầu dục dài, giữa vết bệnh có màu xám tro.](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/benh-dom-la-2.jpg)
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh đốm lá trên chuối là do một loại rầy mềm Pentalonia. Loại này có kích thước nhỏ bé, khoảng 1,5 đến 1.7mm, có màu nâu đen. Thường xuất hiện dưới những bẹ lá lấy những chất dinh dưỡng từ lá để sinh trưởng và phát triển.
![Trồng thêm nhiều các loại cây cỏ có khả năng thu hút rầy để phân tán, tránh sự tập trung của rầy vào một cây](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/benh-dom-la-tren-cay-lac-2.jpg)
Biện pháp
Luôn kiểm tra cây chuối thường xuyên, nếu phát hiện ra bệnh sớm có thể loại bỏ nhanh chóng các sâu bệnh gây hại cho cây, luôn tưới nước, bón phân hợp lý cho cây để tránh các sâu bệnh hại gây hại cho cây.
Sâu đục gốc chuối và cách phòng trừ sâu bệnh trên chuối
Triệu chứng sâu đục gốc chuối
Cây có dấu hiệu sinh trưởng kém, còi cọc, lá bị rủ xuống, lá vàng héo dễ bị gãy các chồi non. Khi chẻ cây chuối ra thì thấy bên trong có những con sâu màu trắng ngà, rất mập, nhưng không có chân.
Nếu nặng thân cây có thể bị rỗng như xơ mướp, làm cho thân bị thối, lá vàng, nõn bị héo, củ thối và cuối cùng là cả cây bị chết. Nếu cây đã có buồng thì thường sẽ bị gãy ngang thân hoặc gãy cuống buồng.
Nguyên nhân và đặc điểm gây bệnh
Nguyên nhân chuối bị đục trong là do những con sâu đục có tên là Cosmopolites sordidus gây nên. Loài này thuộc họ vòi Curculionidae và bọ cánh cứng Coleoptera.
Đặc điểm gây bệnh của chúng là đẻ trứng vào thân và củ chuối. Ấu trùng này có màu trắng, kích thước từ 1-2cm, ấu trùng chui vào gốc chuối, đục phá củ chuối, tạo thành những lỗ nhỏ khoảng 1-2cm và tạo thành đường đi cho nấm đi vào bên trong. Đối với cây chuối hiện tượng ban đầu là chảy nhựa ra, và từ từ tại vị trí chảy nhựa đó sẽ có màu đen và về sau cây bị chết.
Do điều kiện khí hậu nóng, ẩm mà khiến cho các ấu trùng phát triển và sinh trưởng.
![Cây còi cọc, trái nhỏ, lá bị gãy rủ xuống và héo, có khi cả khóm chuối bị chết rũ](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/bien-phap-phong-tru-sau-duc-than-cay-chuoi-ti9wepbo.jpg)
Biện pháp
Để cây trồng không bị sâu bệnh phá hoại thì bà con cần phải biết các cách phòng ngừa sâu bệnh trên chuối:
Trước khi mua giống phải chọn loại giống khỏe mạnh, không sâu bệnh, phải cắt bỏ những cuống lá bị thối.
Thường xuyên thu gom, cắt bỏ những cuốn bị dư thừa,thối, khô, héo….để cây trồng được thông thoáng, mát mẻ.
Đối với loại cây chuối đã được thu hoạch nên chặt cây tận gốc để diệt trừ hoàn toàn sâu bệnh gây hại cho các cây chuối gần đó.
Thường xuyên phun thuốc trừ sâu phù hợp để tránh sâu bệnh gây hại.
Bệnh chùn đọt chuối và cách phòng trừ sâu bệnh trên chuối
Triệu chứng bệnh chùn đọt chuối
Dấu hiệu để nhận biết bệnh chùn đọt chuối là lá thẳng đứng, màu vàng ở rìa lá hẹp vào nhau. Lá giòn, dễ bị rách, đối với cây mới trồng thì còi cọc, kém phát triển, không cho trái, nếu có trái thì trái nhỏ, không phát triển, đối với cây trường thành mới bị bệnh thì khi trái, buồng nhỏ và sẽ bị biến dạng, ăn không ngon….
Đây là một loại bệnh do nấm gây ra trong đất và xâm nhập vào cơ thể thực vật thông qua rễ. Nó là nghiêm trọng nhất trong đất thoát nước kém. Triệu chứng ban đầu là các lá phía dưới bị vàng, kể cả phiến lá và cuống lá.
![Bệnh chùn đọt chuối trên lá xuất hiện những đường sọc màu vàng sậm, xen kẽ với những đường sọc màu xanh sậm.](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/benh-tren-cay-chuoi-1.jpg)
Nguyên nhân và đặc điểm gây hại
Nguyên nhân là do virus Bunchy Top Virus (Banana Virus I hay Musa Virus I) gây ra. Loài này lây truyền từ cây này sang cây khác rất nhanh chỉ trong vòng 1 giờ có thể ký sinh trên nhiều loại cây khác nhau do có điều kiện khí hậu ẩm ướt. đó là điều kiện để loại ký sinh trùng này lan truyền và phát triển mạnh trên cây.
![Cây chuối là loại cây dễ bị sâu bệnh gây hại](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/khi-cay-trong-thieu-dam-1.jpg)
Ngoài ra còn do cách chăm sóc của con người chưa đúng đắn: không thường xuyên làm sạch cỏ, bón phân cũng như xịt thuốc thường xuyên để diệt trừ hoàn toàn các sâu bệnh gây hại.
Cách phòng trừ sâu bệnh trên chuối
Vì do một loại virus gây ra nên việc diệt trừ hoàn toàn là điều không thể, mà bà con chỉ có thể hạn chế bệnh này thì bà con nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa là chính. Và dưới đây là một số cách phòng trừ sâu bệnh trên chuối hợp lýmà bà con có thể áp dụng cho vườn chuối của mình.
Thường xuyên kiểm tra vườn chuối liên tục để phát hiện ra sớm các cây nhiễm bệnh. Nếu phát hiện cây bị bệnh thì phải chặt để loại bỏ hoàn toàn cây bệnh ra vườn chuối của bạn, để tránh sâu bệnh gây ra cho các cây khác trong vườn.
Tránh trồng ở những cây đang bị bệnh, kẻo bị lây sang những vườn mới trồng khác.
Vệ sinh vườn thường xuyên, tỉa bỏ lá già, lá khô, cây non nếu vườn quá rậm rạp… để vườn thông thoáng, giảm độ ẩm trong vườn nhất là vào mùa mưa.
Không nên trồng chuối liên tục trên cùng một mảnh đất trong nhiều năm. Sau khi trồng vài năm nên luân canh với các loại cây trồng khác vài năm rồi mới quay lại trồng chuối.
Khi phát hiện có rệp nên dùng các loại thuốc trừ sâu để xịt loại trừ chúng, diệt rệp là loại bỏ môi giới truyền bệnh cho cây trồng.
Chăm sóc vườn chuối thật tốt để cây chuối phát triển tốt, kháng bệnh tốt.
Xem thêm: Sâu đục thân: Đặc điểm và cách phòng trừ trên cây trồng
Như vậy bài viết này Nông Bio đã giúp bạn tổng hợp những thông tin vô cùng hữu ích về cách phòng trừ sâu bệnh trên chuối hợp lý. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về biện pháp và những cách phòng trừ sâu bệnh trên chuối, ngoài ra nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc nhắn tin ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp trong vòng 24h.