Cách trồng tỏi tại nhà đơn giản hiệu quả

Đánh giá post

Tỏi thường được sử dụng để tăng thêm gia vị cho các món ăn, là loài cây dễ trồng, dễ thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, vậy bà con đã biết cách trồng tỏi tại nhà đơn giản hiệu quả chưa, hãy cùng Nông Bio tìm hiểu nhé.

Một số đặc điểm về cây tỏi

Tỏi là loại cây thân thảo thuộc họ hành, tên khoa học Allium Sativum là một loai cây quen thuộc đối với nhiều gia đình.

Cây tỏi có đặc điểm là lá thẳng và đẹp, dài khoảng 20-35cm. Củ tỏi mọc dưới đất, gồm nhiều cánh nhỏ màu trắng sữa, mùi hắc. Các cuống dài mọc ra từ củ tỏi và những bông hoa tỏi nhỏ màu trắng xếp thành hình cầu.

Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu đối với mỗi gia đình
Hình ảnh về tỏi

Tỏi là cây chịu rét tốt, nhiệt độ để tỏi sinh trưởng và phát triển tốt là khoảng 18-20 độ C, củ cần 20-22 độ C. Tỏi ưa sáng nên nếu trồng ở nơi nắng đủ 12 giờ thì cây sẽ nhanh lớn hơn.

Những công dụng của cách trồng tỏi tại nhà hiệu quả

Khi bà con đã biết cách trồng tỏi hiệu quả tại nhà vậy công dụng của chúng là gì?

Công dụng đầu tiên ngăn ngừa ho và cảm lạnh

Tỏi sống có khả năng ngăn ngừa ho và nhiễm trùng cảm lạnh. Khi ăn hai tép tỏi nghiền nát khi bụng đói sẽ mang lại lợi ích tối đa. Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, treo tép tỏi thành một sợi chỉ quanh cổ được cho là sẽ làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, ho..

Cải thiện chức năng của não

Tỏi – Những công dụng của cách trồng tỏi hiệu quả

Tỏi thúc đẩy sức khỏe của não vì đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của nó. Nó có hiệu quả chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer(rối loạn thần kinh) và chứng mất trí nhớ. Ngoài ra, bà con hãy đọc thêm về các loại thực phẩm tốt nhất cho não để đưa vào chế độ ăn uống của bạn.

Cải thiện tiêu hóa

Các vấn đề về tiêu hóa được cải thiện khi đưa tỏi sống vào chế độ ăn uống. Nó có lợi cho ruột và giảm viêm. Ăn tỏi sống giúp tẩy giun đường ruột. Điều tốt là nó tiêu diệt vi khuẩn xấu và bảo vệ vi khuẩn tốt trong ruột.

Cải thiện sức khỏe làn da

Tỏi giúp ngăn ngừa mụn trứng cá và làm mờ sẹo mụn. Các vết loét, phát ban và mụn nước đều có thể được cải thiện khi thoa nước ép tỏi.Ngoài ra nó cũng bảo vệ chống lại tia UV và ngăn ngừa lão hóa.

Chuẩn bị để có cách trồng tỏi tại nhà hợp lý

Dụng cụ trồng: Để có cách trồng tỏi hợp lý đầu tiên bà con cần phải xác định vị trí trồng, có thể sử dụng những vật dụng sẵn có trong nhà như thùng xốp, khay…hoặc là mảnh đất trống để trồng tỏi.

Đất trồng: Tỏi phát triển tốt nhất với ánh nắng thích hợp, trực tiếp và đất tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt, có độ PH từ 6-7 phù hợp với các loại giống khác nhau. Nếu đất của bạn là đất sét và có xu hướng gặp vấn đề về thoát nước, bạn có thể trồng theo hàng cao, luống cao (sâu ít nhất 12 inch) hoặc thậm chí trồng trong chậu lớn. Tốt nhất là bạn nên cải tạo đất bằng phân hữu cơ và phân bón trước khi trồng.

Chọn giống: Lựa chọn những giống tỏi tốt, không bị sâu bệnh và không có hóa chất trong tỏi. Khi mua tỏi, không nên mua tỏi tại các siêu thị vì đây không phải là giống đã được chứng nhận sạch bệnh mà nên mua tại các cửa hàng uy tín hoặc các trung tâm làm vườn.

Chuẩn bị dụng cụ cần thiết để trồng tỏi gồm đất trồng và giống
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết để trồng tỏi gồm đất trồng và giống

Cách trồng tỏi tại nhà hiệu quả

Chuẩn bị cho việc trồng tỏi tại nhà

Nếu bạn có một mảnh đất trống thì có thể tận dụng đất tại nhà và đẻ dễ dàng cho trồng tỏi hơn thì bà con nên thực hiện các biện pháp để làm cho đất tơi xốp hơn và sau đó tưới nước cho đất để đất giữ được độ ẩm.

Còn nếu nhà bà on không có mảnh đất trống và muốn tiết kiệm được không gian trồng thì có thể sử dụng những chậu hoặc thùng xốp trồng tỏi.

Cách trồng tỏi tại nhà hiệu quả

Trước khi trồng tỏi bà con cần chia chúng thành từng tép riêng lẻ. Trồng mỗi tép cách nhau 10 đến 15 cm, mỗi hàng cách nhau 30cm để tránh khi tỏi lớn lên tranh giành chất dinh dưỡng của nhau 

Hãy đảm bảo rằng mỗi tép tỏi được trồng, với đầu của tép được nhô lên trên mặt đất giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Tưới nước sau khi trồng để giúp đất lắng xuống xung quanh củ và nên phủ lên đó 1 lớp rơm hoặc lá khô sẽ cho năng suất cao hơn và tốt hơn, ngoài ra còn giúp giữ cho các chất dinh dưỡng trong đất không bị trôi đi, và giúp bảo vệ các cây nhỏ khỏi gió mạnh.

Trồng mỗi nhánh tỏi sâu khoảng 5cm xuống đất
Cách trồng tỏi tại nhà hiệu quả

Đối với nơi có diện tích trồng nhỏ thì bà con cần giảm khoảng cách giữa các tép tỏi gần lại với nhau hơn và không nên trồng quá nhiều sẽ khiến cho cây không đủ không khí để phát triển.

Chăm sóc 

Tỏi là một cây phát triển khỏe mạnh ở mọi điều kiện khí hậu nên bà con không cần dành quá nhiều thời gian để chăm sóc chỉ cần tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày là đủ, không nên tưới quá nhiều nước sẽ khiến củ tỏi bị ngập úng và chết, nhưng giảm bớt nước khi bạn thấy tán lá chuyển sang màu vàng – đây là dấu hiệu cho thấy củ đang trưởng thành. Làm cỏ giữa các cây để giảm sự tranh giành nhau về nước và chất dinh dưỡng lưu ý là nên làm có bằng tay, nếu làm bằng cuốc thì sẽ khiến ảnh hưởng tới cây đang phát triển. 

Khi cây phát triển được 1 tháng thì bà con nên nhẹ nhàng kéo lớp phủ ra khỏi lá đang phát triển. Khi lá đạt chiều cao khoảng 6cm, hãy cung cấp cho cây trồng phân bón hữu cơ để đẩy nhanh quá trình sinh trưởng của cây.

Tưới nước cho tỏi sao cho nó nhận được khoảng 1 lít nước mỗi tuần từ lượng mưa vừ lượng nước mà bà con tưới. 

Ngoài ra, loại bỏ vỏ giúp củ phát triển lớn hơn. Khi tỏi trưởng thành lá của nó bắt đầu chuyển sang màu vàng, hãy ngừng tưới nước hoàn toàn để chuẩn bị cho vụ thu hoạch. Là một cây sinh trưởng khá mạnh mẽ nên ít sâu bệnh côn trùng phá hoại, nhưng nếu có côn trùng phá hại cây thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây bà con có thể sử dụng thuốc xịt côn trùng để loại bỏ chúng, lưu ý là phải chọn lựa loại thuốc không ảnh xấu tới cây tỏi và bảo vệ môi trường.

Khi cây tỏi đã cứng cáp và đủ rễ, bạn có thể đem chúng ra trồng trong thùng xốp, chậu cây hoặc trên các luống rau
Chăm sóc tỏi hiệu quả – Cách trồng tỏi tại nhà

Thu hoạch tỏi

Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu mà có thể thu hoạch tỏi sớm hơn hoặc trễ hơn. Khi thân cây chuyển sang màu vàng và đổ xuống, và một số lá phía dưới chuyển sang màu nâu, đó là thời điểm thu hoạch. 

Lưu ý là bà con cần phải cẩn thận đào củ tỏi cẩn thận giữ nguyên củ tỏi, giữ nguyên thân cây. 

Bảo quản 

Để tối đa hóa thời gian bảo quản, hãy đảm bảo cho tỏi của bạn trước khi thu hoạch phải được ở nơi ấm áp, khô ráo, có bóng râm và thông gió tốt. Chỉ cần buộc các thân lại với nhau và treo tỏi cho khô hoặc trải đầu tỏi thành một lớp. Khoảng thời gian từ 2 đến 4 tuần thì bà con có thể bảo quản chúng 1 cách tối ưu.Cắt bỏ phần cuống cách củ khoảng 1cm, hoặc tết những củ tỏi có cuống dài có thể để có thể bảo quản dễ dàng.

Ngoài ra bảo quản trong tủ lạnh là điều cần thiết, nó cung cấp nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng để bảo quản tỏi trong thời gian dài, vì vậy vụ thu hoạch của bà con sẽ tiếp tục cho thu hoạch trong nhiều tháng. 

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây tỏi

Tỏi là loại cây không dễ bị nhiễm nhiều loại sâu bệnh. Tuy nhiên, có một số loại sâu bệnh bạn có thể gặp phải khi trồng tỏi và cách phòng trừ sâu bệnh.

Thối trắng: bệnh này là do 1 loài nấm gây ra, loài này ảnh hưởng đến gốc, lá và rễ. Loài nấm này có lông tơ, màu trắng và xuất hiện ở gốc củ, lan ra các lá. Bà con không thể làm gì nhiều đối với bệnh này một khi nó ảnh hưởng đến cây trồng của bạn. Nấm có thể tồn tại trong đất từ ​​20 năm trở lên. Vậy để ngăn ngừa nhiễm trùng vào năm sau, bà con hãy đảm bảo rằng không còn lá bị nhiễm bệnh nào trong đất và trồng tỏi ở một khu vực khác trong khu vườn của bạn vào mùa tiếp theo.

Bạn nên thường xuyên tưới nước cho cây tỏi đến khi cây mọc thì dừng lại
Phòng trừ sâu bệnh hại cho tỏi

Bệnh sương mai: cũng là do 1 loài nấm gây nên, loài nấm này trông giống như một đám lông tơ màu tím xám mọc trên bề mặt lá. Chúng sẽ làm cho lá trở nên nhợt nhạt, sau đó chuyển sang màu vàng, cuối cùng làm cho các đầu lá bị xẹp xuống. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh sương mai là luân canh các loại cây trồng không cùng loài trong ba đến bốn năm và không trồng quá nhiều cây.

Rệp hành đen: Những loài gây hại này tấn công tất cả các loài allium. Chúng thường trốn ở gốc lá và hút nhựa cây làm hại lá. Ngay khi bà con phát hiện ra chúng, thì hãy xịt chúng bằng xà phòng diệt côn trùng và bạn cần phải xịt nhiều lần để diệt trừ hoàn toàn sâu bệnh.

Bệnh than đen thường chỉ xuất hiện khoảng một tháng trước khi tỏi được thu hoạch. Nó biểu hiện dưới dạng mụn mủ đỏ trên lá. Bệnh này sẽ ít xảy ra hơn nếu bà con tưới tỏi từ gốc bằng hệ thống nhỏ giọt để không còn hơi ẩm trên lá. Nếu bệnh xuất hiện, bà con có thể kiểm soát và ngăn chặn nó lây lan bằng cách phun bicarbonate soda hoặc bình xịt kali bicacbonat. Nếu cách này không hiệu quả, hãy thử dùng bình xịt được chứng nhận hữu cơ, chẳng hạn như đồng hydroxit…

Để hạn chế các loại sâu bệnh gây hại cho cây thì bà con cần phải lựa mua những loại giống to, khỏe và tìm hiểu các cách trồng tỏi 1 cách hiệu quả để tránh những thiệt hại đối với gia đình.

Có thể bạn biết: Cách trồng hành lá bằng nước và công dụng

Như vậy bài viết này Nông Bio đã giúp bạn tổng hợp những thông tin vô cùng hữu ích về cách trồng tỏi tại nhà đơn giản hiệu quả. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các cách trồng tỏi tại nhà đơn giản hiệu quả và cách bảo quản tỏi, ngoài ra nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc nhắn tin ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp trong vòng 24h.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image