Một loại cá quen thuộc trong những năm gần đây và được nhân giống rộng rãi tại nhiều nơi cần phải nhắc đến là cá rô phi đơn tính. Loài này có đặc tính dễ nuôi, dễ chăm sóc, ít chi phí đầu tư mà lại mang giá trị kinh tế cao. Đã quá quen thuộc khi góp mặt trong các bữa ăn thông dụng của nhiều gia đình từ bình dân đến cầu kỳ đắt đỏ, nên cá rô phi đơn tính rất có đầu ra, luôn được bà con ưa chuộng nuôi trồng.

Dù vậy, để đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững vẫn cần đến các yêu cầu kỹ thuật và lượng kiến thức vững về loài cá này. Nói đến cá rô phi thì quen thuộc nhưng cá rô phi đơn tính thì lại khác gì so với loại cá thường gặp kia. Tiếp theo đây hay cũng Nông Bio tìm hiểu về “Đặc điểm cá rô phi đơn tính và kỹ thuật nuôi trồng kinh tế hiệu quả”
Cá rô phi đơn tính là gì?
Cá rô phi đơn tính cũng giống như cái tên của nó là chúng có 1 giới tính, hầu như toàn đực hoặc đôi khi vẫn xuất hiện số ít con cái. Mặc dù là đơn tính nhưng chúng vẫn sinh sản được nhờ kỹ thuật nuôi.
Cá rô phi đơn tính vẫn sinh sản bình thường?
Thông thường, để duy trì giống và sản lượng nuôi lâu dài, cá rô phi đơn tính sẽ được “chuyển giới” trong quá trình nuôi nhờ 2 phương pháp:
- Phương pháp di truyền.
- Dùng hormon.
Với 2 phương pháp này, lượng cá được tác động sẽ có khả năng sinh sản đạt khoảng 95% so với tổng thể. Do yếu tố khả quan của môi trường nên việc “chuyển giới” ở cá này chỉ mang tính tương đối.
Tại sao cá rô phi đơn tính lại được lựa chọn nuôi trồng nhiều hơn?
Qua nhiều lần nuôi thực nghiệm, nhận thấy rằng cá rô phi đơn tính (giống đực) có khả năng lớn nhanh và sức sống mạnh hơn giống cái. Cá rô phi đơn tính hấp thụ chất dinh dưỡng để tăng trưởng vậy enen kích thước và lượng thịt của chúng luôn to hơn con cái, con cái thường nhịn ăn trong quá trình sinh trưởng nên chất lượng thịt của chúng cũng bị ảnh hưởng. Cá rô phi đơn tính gia tăng nhanh kích thước hơn so với con cái ở tháng thứ 4 trở đi.
Thông thường, nhằm gia tăng lợi ích kinh tế, bà con có thể nuôi kết hợp các loại cá khác chung với cá rô phi đơn tính để tận dụng nguồn thức ăn và lượng dinh dưỡng tối ưu nhất.
Chọn giống cá rô phi đơn tính sao cho hiệu quả?

- Chọn giống ở các cơ sở uy tín, giống khỏe mạnh không mang mầm bệnh.
- Xử lý sạch ao hồ nuôi cá và đặc biệt là nguồn nước phải được khử trùng, kiểm tra trước khi đưa vào nuôi để tránh trường hợp các chết do nước nhiễm phèn, ô nhiễm hay độ pH trong ao vượt quá mức chịu đựng của cá.
- Thường xuyên theo dõi môi trường sống để đảm bảo chất lượng các yếu tố môi trường xung quanh ổn định và phù hợp. Đồng thời, khi nuôi một thời gian sẽ sản sinh ột số loại vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh, chú ý sát trùng ao nuôi định kỳ.
- Thời điểm chuyển giao mùa là lúc cá nhạy cảm, bà con có thể tham khảo một số loại thuốc hỗ trợ để làm giảm yếu tố gây stress cho cá.
- Khi nuôi cùng với các loài cá khá, để đảm bảo tính kinh tế cho cá rô phi đơn tính, bà con thường xuyên kiểm tra cần nặng và độ thích ứng khi nuôi kết hợp để điều chỉnh cho phù hợp.
Đặc điểm hình thái cá rô phi đơn tính
Cá rô phi tổng thể toàn thân màu hơi tím nhạt, không quá trơn, thân thường mang từ 9-12 sọc đậm song song nhau. Đôi khi tùy môi trường nuôi sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của cá, nếu sống trong làn nước quá đục lâu ngày hoặc sống trong điều kiện thiếu ánh sáng, cá rô phi đơn tính sẽ có màu đậm thiêng đen hơn so với bình thường.
Nếu bà con ở gần đồng ruộng chắc hẵn đã khong còn xa lạ với cá rô phi đồng, cá rô phi đơn tính cũng có nét tương tự, và để dễ dàng nhận diện cá đực và cá cái, bà con chỉ cần chú ý 3 điểm sau đây:
Đặc điểm nhận dạng |
Cá cái |
Cá đực |
Màu sắc |
Màu nhạt | Màu sặc sỡ, đuôi to và dài hơn cá cái |
Đầu |
Kích cỡ tương đối nhỏ, hàm dưới hơi trề trong thời kỳ sinh sản | Đầu to, hơi nhô cao |
Lỗ niệu sinh dục |
3 lỗ | 2 lỗ |
So với các loại cá lhasc, cá rô phi đơn tính lớn rất nhanh và thuộc loại ăn tạp, không quá cắn thức ăn nên nguồn chi phí đầu tư cho mô hình nuôi cá kinh tế này khá ít tốn kém. Nếu nuôi làm cá thương phẩm, sau 5-6 tháng có thể xuất ao, cá sẽ đạt khoảng 500-600g/con và còn khả năng lớn nữa.
Kỹ thuật nuôi trồng
Khi nuôi cá rô phi đơn tính với mục đích kinh tế, bà con nên cần chú ý hơn trong kỹ thuật nuôi trồng. Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê ra các thao tác đã tối ưu trong quy trình để bà con thuận lợi hơn trong việc tham khảo thực hiện.
Xây dựng ao/hồ nuôi
Nếu đã có sẵn ao hồ cũ để tận dụng lại, bà con chỉ cần xử lý vệ sinh sạch sẽ, thay nước, kiểm tra các đường ống vào nước, thoát nước. Sau đó, nên để ao hồ trống trong vòng 1 tuần để đáy thoáng khí và đồng thời rải vôi để sát khuẩn ao. Bà con có thể cân nhắc bón theo tỷ lệ: vôi bột khoảng 7-10 kg/100 mét vuông, trường hợp vùng đất chua hay nhiễm phèn có thể tăng lên 15-20 kg/100 mét vuông ao.
Sau 1 tuần, bà con nên bón lót thêm 1 ít phân hữu cơ để tạo thức ăn tự nhiên, tùy loại sẽ có liều lượng bón khuyến cáo khác nhau. Bón xong có thể đưa nước vào ao, đưa nước vào khoảng chừng 60-70% thể tích ao.
Tiếp theo cần theo dõi và duy trì môi trường nước trước khi đưa các giống vào, có thể dựa vào tiêu chuẩn như sau
Yếu tố | Tiêu chuẩn |
Độ mặn | 0-25% |
Nhiệt độ | 25-32 độ C |
Độ Ph | 6.5-8.5 |
Oxy hòa tan | 0.1-1 mg/l |
NH3 | Dưới 20 mg/l (mức chịu đựng) |
Thả giống
Sau khi chọn giống dựa vào các tiêu chí chúng tôi đã đề cập phía trên, bà con có thể thả giống vào hồ sau khi hoàn tất ao hồ nuôi. Thời vụ nuôi phù hợp bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 với mật độ từ 2-5 con/m2.
Chú ý: Cân bằng nhiệt độ cá trước khi thả vào hồ. Bằng cách đưa cả bọ cđựng cá giống từ từ thả xuống hồ để nhiệt độ bên trong bao và bên ngoài hồ dần dần ngang bằng nhau khoảng chừng 20 phút. Sau đó đưa nước của ao vào bao để cá quen dần trong khoảng 10 phút rồi thả cả vào ao. Thời điểm thích hợp thả cá giống là sáng sớm hoặc chiều mát.
Lựa chọn thức ăn
Các loại thức ăn có thể lựa chọn:
- Thức ăn dạng viên công nghiệp.
- Thức ăn tự pha chế có sẵn nguyên liệu.
Kiểm tra ao nuôi và tình trạng cá định kỳ
Đặc biệt, thời gian đầu khi mói thả cá vào hồ, thường xuyên theo dõi để cân bằng các yếu tố môi trường và thức ăn cho phù hợp với thể trạng cá.
Để ý thay nước trong ao nuôi và sát khuẩn định kỳ để đảm bảo chất lượng môi trường sống và sức khỏe của cá.
Khi phát hiện ra mầm bệnh hoặc có dấu hiệu cá nhiễm bệnh phải đẩy nhanh công tác phòng trừ bệnh kịp thời. Ở loài cá rô phi đơn tính thường dễ gặp phải các bệnh như: Bệnh trùng bánh xe, Nấm Thủy Mi, xuất huyết, nấm mang, rận cá,…
Thời gian thu hoạch
- 5-6 tháng sau khi thả cá xuống hồ.
- Kích cỡ đạt khoảng 500-600gcon
Bên trên là toàn bộ những chia sẻ được Nông Bio tổng hợp đầy đủ nhằm giúp các bạn nắm được cách nuôi trồng cá rô phi đơn tính hiệu quả. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của các bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên, bằng cách để lại bình luận bên dưới hoặc gửi tin nhắn trực tiếp ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng trong vòng 24h.