Diện tích trồng cỏ nuôi dê bao nhiêu là phù hợp?

Đánh giá post

Rất nhiều người khi bắt đầu hoặc có ý định nuôi dê đang rất băn khoăn với câu hỏi “Diện tích trồng cỏ nuôi dê bao nhiêu là phù hợp?”. Để trả lời thắc mắc này của các bạn, hôm nay hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu nhé!

Diện tích trồng cỏ nuôi dê phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm số lượng dê, mục đích nuôi (thịt, sữa hoặc cả hai), điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của khu vực.

Một con dê thông thường có thể tiêu thụ khoảng 2-4% trọng lượng cơ thể của nó trong ngày. Vì vậy, để tính toán diện tích trồng cỏ nuôi dê phù hợp, chúng ta có thể sử dụng công thức sau:

Diện tích cần thiết = (Số lượng dê x Tiêu chuẩn tiêu thụ hàng ngày) / Năng suất cỏ của đất

Năng suất cỏ của đất là số lượng cỏ mà một diện tích đất nhất định có khả năng sản xuất được. Đây là thông tin quan trọng và phải được xác định cho từng loại cây cỏ và khu vực.

Ngoài ra, chúng ta nên xem xét các yếu tố khác như chế độ chăn nuôi (hỗn hợp hoặc chỉ duy nhất là chăn nuôi), việc bổ sung dinh dưỡng cho các con dê và quản lý diệt ký sinh trùng.

Năng suất cỏ của đất là số lượng cỏ mà một diện tích đất nhất định có khả năng sản xuất được. Đây là thông tin quan trọng và phải được xác định cho từng loại cây cỏ và khu vực.
Xác định năng suất cỏ để đảm bảo sản lượng nhu cầu cho dê

Tuy nhiên, khi nuôi chúng ta không cần phải tính toán một cách cứng nhắc như thế, dựa vào kinh nghiệm và các tính toán sẵn trước đó có thể ước chừng bằng cách dựa vào thổ nhưỡng của vùng và khu vực ước lượng lượng cỏ, cách quy chiếu diện tích đất trồng. Cụ thể chúng ta sẽ tính như sau:

Diện tích trồng cỏ nuôi dê ở Miền Bắc

Một sào ở miền Bắc tương ứng với 360 mét vuông đất. Một sào đất trồng cỏ sẽ đủ nuôi 10 con dê. Vậy suy ra nuôi 1 con dê cần trồng trồng cỏ trên 36 mét vuông đất. Từ đó, có thể tính diện tích đất trồng cho đàn dê của bạn thật đơn giản qua công thức:

( Số con dê x 360 ) / 10 (đvt: mét vuông)

Kết quả của phép tính trên sẽ là số mét vuông đất bạn cần để trồng cỏ.

Diện tích trồng cỏ nuôi dê ở Miền Trung

Khác với ở miền Bắc, một sào ở miền Trung tương ứng với 500 mét vuông đất. Và một sào đất trồng cỏ sẽ đủ nuôi 10 con dê. Vậy suy ra nuôi 1 con dê cần trồng trồng cỏ trên 50 mét vuông đất. Từ đó, có thể tính diện tích đất trồng cho đàn dê của bạn thật đơn giản qua công thức:

( Số con dê x 500 ) / 10 (đvt: mét vuông)

Kết quả của phép tính trên sẽ là số mét vuông đất bạn cần để trồng cỏ.

Diện tích trồng cỏ nuôi dê ở Miền Nam

Vì sự khác biệt trong quy ước nên ở miền Nam lại tiếp tục có sự khác biệt về sào so với 2 miền còn lại. Một sào ở miền Nam tương ứng với 1000 mét vuông đất. Một sào đất trồng cỏ sẽ đủ nuôi 10 con dê. Vậy suy ra nuôi 1 con dê cần trồng trồng cỏ trên 100 mét vuông đất. Từ đó, có thể tính diện tích đất trồng cho đàn dê của bạn thật đơn giản qua công thức:

( Số con dê x 1000 ) / 10 (đvt: mét vuông)

Kết quả của phép tính trên sẽ là số mét vuông đất bạn cần để trồng cỏ.

Tuy nhiên, để ước lượng chính xác về diện tích trồng cỏ nuôi dê sẽ rất khó vì nó còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: 

  • Thổ nhưỡng đất → Năng suất cỏ.
  • Khí hậu thời tiết → Chất lượng lẫn năng suất cỏ.
  • Dịch bệnh mùa màng →Thất mùa.
  • Loại cỏ → Năng suất cỏ, thời gian sinh trưởng lại và phục hồi, thời gian vòng đời.

Và một điều nữa, khi nuôi dê, chúng ta sẽ thường bổ sung thêm các thức ăn dặm để giúp dê nhanh phát triển và cải thiện khẩu phần/vị ăn. 

Do đó, đôi khi 1 sào cỏ cỏ thể cho 10 chú dê ăn dư sức những có có thời điểm thiếu hụt. Để giải quyết thiếu hụt chúng ta chỉ cần bổ sung thêm các loại thức ăn công nghiệp an toàn cho chúng hoặc đổi sang loại rau/củ/quả/cỏ khác để thay thế tạm thời.

Đối với những mô hình chăn nuôi với số lượng lớn, cần có sự tư vấn từ các nhà chuyên môn hoặc chủ các nông trại giàu kinh nghiệm hơn để tính được diện tích cỏ nuôi dê phù hợp tránh tình trạng xấu xảy ra như thiếu hụt nguồn thức ăn,…vì khi nuôi với số lượng lớn, lượng cỏ cần để cung cấp cũng rất lớn, thời gian phục hồi cỏ cần nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu bình ổn của dê, và lựa chọn được loại cỏ thích hợp để tăng năng suất và chất lượng.

Đối với những mô hình chăn nuôi với số lượng lớn, cần có sự tư vấn từ các nhà chuyên môn hoặc chủ các nông trại giàu kinh nghiệm hơn để tính được diện tích cỏ nuôi dê phù hợp tránh tình trạng xấu xảy ra như thiếu hụt nguồn thức ăn,...vì khi nuôi với số lượng lớn, lượng cỏ cần để cung cấp cũng rất lớn, thời gian phục hồi cỏ cần nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu bình ổn của dê, và lựa chọn được loại cỏ thích hợp để tăng năng suất và chất lượng.
Tùy vào mô hình và mục địch nuôi dê để xác định diện tích nuôi trồng phù hợp

Một số câu hỏi thường gặp

Dê thường thích ăn loại cỏ nào?

Có đặc điểm nhỏ mà con vật cũng giống còn người đó là cũng có món ăn sở trường, hay món ăn yêu thích. Dê thường ưa chuộng các loại cỏ như:

Cỏ Ghine

Đây là một giống cỏ họ Hòa Thảo. Cỏ Ghine là loại thân bụi, rễ chùm và chiều cao có thể đạt tới 1,2m. Năng suất hàng năm rơi vào khoảng 60 – 8- tấn/ha. Hàm lượng dinh dưỡng của chúng rất cao, trong đó hàm lượng protein chiếm 7 – 8 %, xơ thô 33 – 36 %. Rất thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, chịu được hạn và kể cả thời tiết lạnh.

Cỏ Ruzi

Một loại cỏ nữa cũng thuộc họ Hòa Thảo, thân bò, rễ chùm, lá dài có lông mịn. Chiều cao có thể đạt được là 1,5m. Năng suất tôi đa lên đến 90 tấn/ha/năm.

Cỏ Ruzi chịu được thời tiết khắc nghiệt như hạn hán.

Cỏ voi (Elephant grass)

Cỏ voi là một loại cỏ điển hình cho năng suất cao đến 200 tấn/ha/năm. Chiều cao từ 1,2 – 1,8m, là họ Hòa Thảo thân đứng, rễ chùm.

Hàm lượng protein có trong cây dao động từ 8 – 9 % và đạt ngưỡng hơn 10 % khi cây còn non.

Cỏ Pangola

Có thân bò là một loại cỏ được trồng để chế biến thành thức ăn khô cho dê. Cây có khả năng sinh trưởng nhanh, cho phép thu hoạch từ 5 đến 6 lần trong một năm. Sản lượng đạt khoảng 40 đến 60 tấn mỗi hecta mỗi năm. Trong thành phần dinh dưỡng, cỏ Pangola có hàm lượng protein khoảng 7 đến 8%, và hàm lượng xơ thô khoảng từ 33 đến 36%. Điều này giúp cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho gia súc và gia cầm khi được sử dụng làm thức ăn.

Cây đậu Flemingia (đậu sơn tây)

Đây cũng là một loại cỏ phổ biến được trồng để làm thức ăn cho dê. Cỏ này có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, với khoảng 32-35% chất khô, 9-10% protein và 27-29% xơ thô. Đây là một cây bụi có thân gỗ, thuộc họ Đậu, với rễ sâu vào đất. Chiều cao của cây có thể đạt từ 3-3,5 mét. Thuốc giống cỏ có tuổi thọ cao và có khả năng tái sinh tốt.

Cỏ này có khả năng chịu hạn tốt và có thể được trồng trên đất bạc màu hoặc đất bị xói mòn hoặc độ pH cao. Tuy nhiên, nó không phát triển tốt trong các khu vực trũng hay ngập úng kéo dài. 

Khi nuôi dê, cần nuôi theo mô hình nào để đạt hiệu quả cao và bền vững?

Sẽ tùy theo mục đích và tính chất của quá trình nuôi dê mà xác định mô hình nuôi phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao. Các mô hình nuôi dê thông dụng mang lại hiệu quả lâu dài

Sẽ tùy theo mục đích và tính chất của quá trình nuôi dê mà xác định mô hình nuôi phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao. Các mô hình nuôi dê thông dụng mang lại hiệu quả lâu dài
Những mô hình chăn nuôi dê bền vững đạt hiệu quả cao

Mô hình chăn nuôi dê thâm canh

Đây là mô hình chăn nuôi dê lấy sữa hoặc kiêm luôn sữa – lấy thịt. Thích hợp với những nơi không có điều kiện chăn thả tự nhiên.

Với mô hình này, dê được nuôi trong chuồng hoàn toàn. Toàn bộ lượng thức ăn hay các vấn đề khác cần được cung cấp kỹ lưỡng và phù hợp để dê phát triển bình thường. Ưu điểm mang lại là chúng ta sẽ kiểm soát được tình trạng sức khỏe của từng con, cả về tình hình dịch bệnh. 

Mô hình chăn nuôi dê bán thâm canh

Đây là mô hình nuôi nhốt giống loại hình nuôi công nghiệp. Chỉ chăn thả khi điều kiện cho phép như: có khu vực chăn thả rông an toàn, lượng thức ăn được bố trí sẵn đầy đủ, điều kiện thời tiết ổn định,…

Ở mô hình chăn nuôi dê thâm canh này, chủ trang trại sẽ dễ dàng quản lý được số lượng cá thể của đàn, tình trạng sức khỏe,…Nên laoij hình này sẽ phù hợp với mục đích nuôi lấy sữa và thịt.

Mô hình chăn nuôi dê quảng canh

Thích hợp với hộ gia đình nuôi để lấy thịt. Vốn đầu tư cho mô hình này khá thấp, chủ yếu sẽ là chi phí cho chuồng trại và thức ăn thô nếu cần bổ sung thêm. Với mô hình này, dê sẽ được thả để tự đi kiếm thức ăn. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải đưa cỏ vào khu vực chăn thả để tạo nguồn thức ăn cố định cho dê.

Như vậy bài viết này Nông Bio đã giúp bạn tổng hợp những thông tin vô cùng hữu ích về “Diện tích trồng cỏ nuôi dê bao nhiêu là phù hợp?”. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp cho các bạn ước lượng được lượng cỏ cũng như diện tích trồng cỏ nuôi dê phù hợp, ngoài ra nếu còn bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc nhắn tin ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp trong vòng 24h.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image