Thiên địch là gì? Lợi ích của thiên địch trong nông nghiệp

Đánh giá post

Nền nông nghiệp Việt Nam đang phát triển theo xu hướng bền vững, bên cạnh hệ sinh thái tự nhiên, thiên địch đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp sạch. Hãy cùng Nông Bio tìm hiểu ngay thiên địch là gì? Những lợi ích của thiên địch trong nông nghiệp hiện nay trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thiên địch là gì?

Bên cạnh những loài động vật có hại, gây bệnh cho cây trồng, trong tự nhiên còn có các loài côn trùng, sinh vật có lợi cho mùa màng. Chúng còn được gọi là thiên địch. Trong hệ sinh thái nông nghiệp sạch hiện nay, việc sử dụng thiên địch để hạn chế các chất hóa học rất phổ biến và có vai trò quan trọng giúp bảo vệ môi trường và chất lượng cây trồng.

Sử dụng thiên địch bảo vệ môi trường
Sử dụng thiên địch bảo vệ môi trường

Một số loại thiên địch vô cùng phổ biến hiện nay:

  • Mèo
  • Rắn
  • Bọ xít
  • Chuồn chuồn
  • Bọ rùa
  • Bọ cánh cứng
  • Chim sâu
  • Nhện
  • Cóc
  • Chim cú
  • Kiến vàng
  • Ong ký sinh
  • Kiến ba khoang
  • Muồm muỗm
  • Bọ ngựa

Mỗi môi trường và hệ sinh thái lại phù hợp với các loại thiên địch khác nhau. Chính vì vậy, bà con cần nắm rõ về thiên địch và sử dụng hợp lý để phát huy đúng và đủ cho hệ thống nông nghiệp của mình..

Ưu điểm và nhược điểm của thiên địch là gì?

Ưu điểm

  • Sử dụng thiên địch tiêu diệt sâu bệnh gây hại cho cây trồng
  • Không sử dụng thuốc trừ sâu, chất hóa học, bảo vệ môi trường
  • Xây dựng hệ sinh thái sạch, an toàn
  • Đem lại chất lượng cây trồng, không chất hóa học

Nhược điểm

  • Sử dụng, bảo vệ, duy trì và phát triển thiên địch rất khó
  • Ứng dụng của mỗi loài thiên địch lại khác nhau và thay đổi theo môi trường, bệnh lý của cây trồng
  • Tốn chi phí cho nguồn nhân lực và thức ăn cho thiên địch
Sử dụng thiên địch đúng hệ sinh thái để đem lại hiệu quả cao
Sử dụng thiên địch đúng hệ sinh thái để đem lại hiệu quả cao

Những loại thiên địch đem lại lợi ích phổ biến trong nông nghiệp

Nhện

Nhện là loài động vật sinh sống trong tự nhiên, chúng hoàn toàn không gây hại tới cây trồng và con người. Thức ăn chính của chúng là: sâu bọ gây hại, châu chấu, ruồi giấm, rệp,…

Tuy nhiên, việc ứng dụng loài thiên địch này vào trong canh tác nông nghiệp còn hạn chế. Hầu hết, chúng sinh sống và bắt mồi thuận theo quy luật tự nhiên, không có sự can thiệp của con người.

Nhện không gây hại cho cây trồng
Nhện không gây hại cho cây trồng

Bọ Xít

Bọ xít có mùi hôi đặc trưng rất khó chịu, chúng là loại côn trùng săn mồi, ăn hết tất cả các loài côn trùng nhỏ hơn chúng: rầy, sâu bọ gây hại, bọ trĩ, các loại côn trùng hại lá, ve,… nếu không có nguồn thức ăn thì chúng sẽ tự ăn thịt lẫn nhau.

Với khả năng săn mồi của bọ xít, chúng thực sự là loài thiên địch cần thiết trong nông nghiệp.

Thiên địch Bọ Xít
Bọ Xít có mùi hôi khó chịu

Xem thêm: các kiến thức về cá cảnh, thủy sinh

Cánh Cam hay Bọ Rùa

Cánh Cam hay còn được gọi là Bọ Rùa là loài thiên địch rất phổ biến và ưa chuộng trong canh tác nông nghiệp. Chúng sở hữu thân hình nhỏ bé, màu sắc bắt mắt. Thức ăn của Bọ Rùa ở cả giai đoạn ấu trùng lẫn trưởng thành là: rầy non, trứng rầy… 

Một số loại Bọ Rùa có lợi cho nông nghiệp:

  • Bọ Rùa cánh vàng
  • Bọ rùa 6 chấm
  • Bọ rùa cánh đỏ
  • Bọ rùa 8 chấm
Thiên địch bọ rùa
Bọ rùa hay còn gọi là cánh cam

Kiến vàng

Không phải tất cả các loài kiến đều gây hại cho cây trồng, một trong những thiên địch hữu ích nhất trong canh tác nông nghiệp là kiến vàng. Chúng tiêu diệt sâu rầy, sâu cuốn lá và tấn công sâu hại cho cây ăn quả.

Tuy nhiên, với tập tính ăn sâu bệnh, kiến vàng cũng là vật chủ trung gian lây truyền mầm bệnh. 

Thiên địch kiến vàng
Kiến vàng tiêu diệt sâu rầy

Bọ Ngựa

Bọ ngựa là loài chỉ ăn những sinh vật gây hại cho mùa màng: sâu bọ, ruồi, ấu trùng, ong, gián, bướm… Đặc biệt với màu sắc và khả năng di chuyển vượt trội cho nên chúng rất giỏi ngụy trang và săn mồi tốt.

Nếu biết tận dụng thiên địch vào các hoạt động canh tác nông nghiệp, thì bọ ngựa là loài luôn được ưu tiên bởi lợi ích của chúng đem lại cho hệ sinh thái. 

Thiên địch bọ ngựa
Bọ ngựa có khả năng di chuyển vượt trội

Muồm muỗm

Trông muồm muỗm có ngoại hình gần giống với cào cào hay châu chấu nhưng chúng có ích hơn là nguồn thức ăn của chúng không phải thực vật. Muồm muỗm hoạt động mạnh về ban đêm và món ăn ưa thích của chúng là những loài có hại cho mùa màng: rầy, sâu đục thân, bọ,…

Muồm muỗm
Muồm muỗm có hình dạng gần giống cào cào, châu chấu

Ong Ký Sinh

Ong ký sinh được cho là kẻ thù tự nhiên của các loài côn trùng có hại cho mùa màng như: bướm, sâu,… Đúng tên gọi chúng đẻ trứng sống ký sinh vào ấu trùng của các loại côn trùng có hại sau đó phát triển tiêu diệt chúng. 

Tuy nhiên, loài ong lại có khả năng đốt, chích con người. Nên nếu sử dụng loại thiên địch này một cách tự nhiên, bạn cũng cần cẩn thận tránh để chúng làm tổn thương.

Ong Ký Sinh
Ong Ký Sinh kẻ thù tự nhiên của sâu hại

Chuồn Chuồn

Chuồn chuồn xuất hiện ở mọi nơi và có khả năng bắt mồi trên không trung. Vì vậy thức ăn yêu thích của chúng là côn trùng, sâu bọ có hại cho mùa màng.

Hiện nay, việc sử dụng chuồn chuồn cho canh tác nông nghiệp chưa phổ biến vì chúng phát triển và sinh sống hoang dã ngoài tự nhiên. 

Thiên địch chuồn chuồn
Chuồn chuồn có khả năng bắt mồi trên không trung

Bọ Cánh Cứng

Bọ cánh cứng sở hữu bộ cánh chắc chắn như tên gọi của chúng, với chức năng diệt trừ tận gốc sâu hại lá, sâu non… bởi đó là nguồn thức ăn tự nhiên của loài bọ này. Bọ cánh cứng phát triển tốt trong môi trường tự nhiên, ở đâu có nguồn thức ăn ở đó có chúng.

Bọ cánh cứng
Bọ cánh cứng

Mèo

Bạn từng biết đến mèo như những con thú cưng yêu quý ở trong nhà, nhưng chắc bạn chưa từng biết chúng cũng là thiên địch có lợi cho canh tác nông nghiệp. Ở những trang trại mở, chuột là mối nguy hại cho hầu hết các thời kỳ phát triển của cây trồng. Việc xử lý chuột cũng là những vấn đề đau đầu cho nông dân. Nếu trang trại nuôi mèo, chúng hoàn toàn có thể giải quyết mối bận tâm của nhà nông một cách sạch sẽ và an toàn nhất.

Mèo mối lo của chuột
Mèo mối lo lắng của chuột

Rắn

Rắn cũng có mối quan tâm giống với mèo vậy. Nguồn thức ăn yêu thích của chúng là chuột và cóc. Tuy nhiên, đây là loài bò sát khá nguy hiểm với con người nếu chúng sở hữu nọc độc sát thương. Chính vì vậy, bạn cần cẩn thận nếu khu vực nuôi trồng của mình xuất hiện rắn.

Rắn
Cẩn trọng với nọc độc của rắn

Kiến ba khoang

Kiến ba khoang sở hữu sọc màu sắc nổi bật: nâu, đỏ, đen chia lưng của chúng thành 3 vạch màu dễ nhận biết. Thức ăn của chúng là: rầy nâu, sâu hại lá. Chúng thường xuyên xuất hiện trên đồng ruộng, làm tổ dưới đất, là loài kiến rất hữu ích cho cây trồng.

Tuy nhiên, đối với con người, kiến ba khoang là mối nguy hại, gây bệnh ngoài da nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng. Nên bà con cần rất cẩn thận khi đụng độ kiến ba khoang.

Kiến ba khoang sở hữu sọc màu sắc nổi bật
Kiến ba khoang sở hữu sọc màu sắc nổi bật

Có thể bạn quan tâm: Các kỹ thuật chăm sóc cây cảnh

Phương pháp bảo vệ và duy trì thiên địch 

Thiên địch có sẵn ngoài thiên nhiên có khả năng diệt trừ sâu hại một cách tự nhiên và được đánh giá cao hơn các loài được nhân giống, nuôi cấy. Vì vậy, bà con cần tạo môi trường cho chúng phát triển tốt và có thể sinh sản nhiều hơn. Tuy nhiên, cần có các phương pháp hiệu quả để bảo vệ, duy trì quần thể thiên địch phát triển bền vững trong tự nhiên.

Có nên tiêu diệt hoàn toàn dịch hại?

Nếu dịch hại tồn tại mà không gây ảnh hưởng tới kinh tế, quá trình canh tác, dịch hại tồn tại với mật độ thấp và không ảnh hưởng mạnh tới năng suất cây trồng. Thì dịch hại cần tồn tại để giúp duy trì nguồn thức ăn cho thiên địch. Chính vì vậy, bà con không nên tiêu diệt tận gốc dịch hại, để chúng tồn tại ở ngưỡng chấp nhận sẽ có lợi hơn trong hệ sinh thái.

Xác định làm rõ chức năng và hiệu quả của thiên địch

Duy trì mật độ thiên địch đạt ngưỡng hiệu quả là khi chúng thành công trong việc kìm hãm dịch hại, không gây hại tới hiệu suất thu hoạch và nền kinh tế. Nếu bạn nhận thấy mật độ thiên địch trong hệ sinh thái của mình không cân bằng thì cần đưa những tác động kịp thời của con người và thiên nhiên vào để cân bằng chức năng của thiên địch.

Vận dụng các biện pháp canh tác hợp lý 

Đa dạng hóa các loại cây trồng cũng là biện pháp tạo môi trường phát triển cho các loài thiên địch. Cải tạo đất, tỉa cành, xen canh, hoặc thâm canh thường xuyên vừa có lợi cho canh tác nông nghiệp vừa tạo điều kiện, môi trường hoạt động tốt hơn cho các loài thiên địch.

Sử dụng các biện pháp canh tác hợp lý
Sử dụng các biện pháp canh tác hợp lý

Duy trì và phát triển sự đa dạng của nền thực vật

Sự đa dạng của nền thực vật rất quan trọng đối với thiên địch, chúng cung cấp nơi trú và nguồn thức ăn cho thiên địch. Nếu môi trường, hệ thống thực vật phát triển tốt, đảm bảo an toàn không hóa chất thì mùa màng cũng nhờ đó mà phát triển tốt đem lại hiệu quả cao.

Đa dạng hệ sinh thái nông nghiệp
Đa dạng hệ sinh thái nông nghiệp

Sử dụng chất hóa học sao cho đúng?

Để duy trì thiên địch tự nhiên, bạn cần chọn lọc loại hóa chất sao cho phù hợp. Vì hầu hết các loài thiên địch đều rất mẫn cảm với các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ nên sử dụng các chất hóa học loại trừ dịch hại khi chúng ở mức báo động đối với cây trồng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều phương pháp để không phải sử dụng đến chất hóa học, thuốc diệt trừ độc hại, bà con có thể nghiên cứu phương pháp tốt nhất để đảm bảo tính bền vững cho môi trường cũng như cây trồng của mình.

Các loài thiên địch trong tự nhiên thật hữu ích cho nông nghiệp sạch bền vững phải không. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bà con có thêm kiến thức để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Tìm hiểu thêm: Các loại phân hữu cơ cần thiết cho cây trồng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image