Nấm kim châm là một loại rau nấm nhiều dinh dưỡng khá phổ biến trong các món ăn nổi tiếng ở Châu Á. Vậy nấm kim châm là gì? Có dễ trồng không? Cách trồng nấm kim châm thế nào? Tất cả sẽ được Nông Bio giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về nấm kim châm
Tên gọi khác: nấm kim chi
Màu sắc: có màu trắng đục
Hình dạng: thân dài hơi giống giá đỗ, trên mũ nấm có hình bán cầu gần giống cái ô
Đặc điểm: mọc thành cụm
Hương vị: ngọt, dai, giòn
Công dụng vượt trội của nấm kim châm
Nấm kim châm là loại rau nấm có thể phòng ngừa và ngăn chặn một số loại bệnh như:
- Tiểu đường
- Tai biến
- Các bệnh về gan
- Xơ vữa động mạch
- Có khả năng miễn dịch cao
- Chống ung thư
- Giảm cholesterol
- Chống béo phì
- Hỗ trợ đường ruột
- Cải thiện viêm loét dạ dày
- Chống mỏi mệt
- Tăng cường sinh lý
- Giảm ho do yếu phổi
- Tiêu viêm, tiêu độc
- Bài tiết kim loại

Có thể bạn quan tâm: Các kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Hướng dẫn chi tiết cách trồng nấm kim châm
Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết trong trồng nấm kim châm
- Khay nhựa, thùng xốp
- Xơ dừa, mùn cưa, bã cafe, bã mía: các loại nguyên liệu trên không được mốc, hỏng
- Khóm nấm làm giống: lựa chọn khóm còn nguyên rễ/gốc
- Nước sạch tưới: là nước cất hoặc nước đã khử Clo > 48 giờ

Các bước thực hiện trồng nấm kim châm
Bước 1: đổ 1/2 khay bã cafe, có thể tưới thêm nước nếu thấy khô.
Bước 2: Cắt khóm nấm sát gốc 3 – 4cm, tách nhỏ chúng thành nhiều cụm gốc
Bước 3: Vùi từng cụm nấm vừa tách xuống dưới khay bã cafe
Bước 4: Đậy kín khay hoặc thùng bằng nắp đậy hoặc bằng nilon (đục lỗ trên nắp hoặc túi)
Bước 5: Để khay vào khu vực phòng tối có nhiệt độ trung bình 13-18 độ C.
Cách chăm sóc
Hàng ngày tưới 2-3 lần nước. Mỗi lần tưới bạn cần mở nắp hoặc nở miệng túi nilon để tưới nước dạng phun sương. Sau đó lại đậy kín lại. Thời gian sinh trưởng và phát triển của nấm kim châm là từ 75 đến 90 ngày.
- Thu hoạch đợt đầu sau khi cây nấm đạt độ dài khoảng 15cm
- Thu hoạch lần 2 sau 3-4 ngày

Những kỹ thuật quan trọng trong các bước trồng nấm kim châm
Yếu tố môi trường, nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng để trồng nấm kim châm thành công là 13 – 18 độ C. Ở nước ta, khí hậu miền Bắc có nền nhiệt độ thấp được đánh giá là phù hợp để nuôi trồng nấm kim châm hơn là khu vực miền Nam nắng nóng, có nền nhiệt độ cao.
Với điều kiện nhiệt độ thấp như vậy thì rất ít nơi đáp ứng được. Tuy vậy, một số phương pháp trồng nhà lạnh sử dụng điều hòa và sử dụng tủ lạnh cũng được áp dụng. Nhưng phương pháp này khá tốn kém.

Nguyên liệu và cách pha trộn
Đối với nguyên liệu, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu đa dạng dễ kiếm như: mùn cưa, bã mía, bã cafe, bông phế liệu, vỏ lạc, rơm rạ,… Lưu ý là những nguyên liệu trên phải hoàn toàn sạch, không hương liệu, không hóa chất tinh dầu, và đặc biệt là không được hỏng mốc.
Lựa chọn mùn cưa bạn cần lưu ý đến độ ẩm của chúng. Cách nhận biết mùn cưa đã đạt tiêu chuẩn chưa, bạn nắm vào lòng bàn tay thật chặt sau đó mở lòng bàn tay ra:
- Nếu chúng rã rời nhanh chóng thì cần thêm nước
- Nếu chúng tạo khối chặt, ra nước thì cần giảm độ ẩm
- Nếu chúng tạo khối và từ từ tách nhau ra là đạt điều kiện
Tỷ lệ pha trộn nguyên liệu phụ:
- 85% mùn cưa
- Khoảng 15% cám gạo
- 6% bột ngô
- 1% đường
- 1% bột nhẹ
- Nước vôi trong pH6,5 (tỷ lệ 3kg/1000l nước)
Công dụng của nguyên liệu phụ là tăng khả năng phát triển nấm, khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cây nấm. Sau khi trộn đều nguyên liệu phụ, bạn rắc đều lên mùn cưa và trộn đều.

Tìm hiểu thêm: Các loại phân hữu cơ cần thiết cho cây trồng
Với phương pháp đóng túi
Sử dụng loại túi chịu nhiệt tốt như: PE hoặc PP. Cần đóng mùn cưa vào túi với lực vừa phải không chặt quá. Dùng cổ chai nhựa đã được đục lỗ và nhét bông để buộc miệng túi.
Giai đoạn hấp khử trùng
Sau khi đóng túi nguyên liệu, bạn cần hấp khử trùng càng sớm càng tốt để tránh chua, hỏng nguyên liệu.
Công dụng của hấp khử trùng: diệt mầm bệnh, chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ hấp thụ.
Phương pháp hấp: hấp cách thủy, nhiệt độ khoảng 100 độ C
Thời gian: hấp 6-8 tiếng
Cấy giống
Chọn túi giống khỏe và không mầm bệnh rất quan trọng trong quá trình cấy giống.
Dụng cụ cần thiết: kẹp hoặc pank y tế, meo lúa, meo cọng
Cách cấy giống: dùng kẹp gắp meo cọng cấy vào lỗ rồi nhồi bông sau đó đóng túi lại
Lưu ý: cần cấy giống khi túi nguyên liệu còn đang ấm (không quá nóng, không quá nguội)

Giai đoạn ủ bịch nuôi sợi
Cần ủ túi giống ngay sau khi cấy
Yêu cầu phòng ươm: phòng tối, khử trùng sạch, thoáng mát
Nhiệt độ phòng: 22-26 độ C giúp kéo sợi tốt
Độ ẩm: 80 – 85%
Thời gian ủ: 30 – 45 ngày
Thời gian này tuyệt đối không tưới nước, tác động lên túi. Loại bỏ túi bị nhiễm nấm bệnh.
Chuyển sang phòng nuôi và chăm sóc thêm 30 – 35 ngày để phát triển thành nấm kim châm.

Giai đoạn chăm sóc nấm và thu hoạch
Điều kiện nhiệt độ phòng chăm sóc nuôi trồng: 13 -16oC
Yêu cầu phòng: sạch sẽ, ánh sáng đều nhẹ
Độ ẩm: 85 -95%
Tưới nước sạch đã qua xử lý
Xếp các túi nấm lên kệ theo phương thẳng đứng, rút bông và mở miệng túi

Sau 15 – 20 ngày cần tưới nước đều 2,3 lần/ngày, lúc này nấm bắt đầu phát triển
Thu hoạch cả cụm nấm để lại phôi khi chân nấm có độ dài khoảng 15cm, có mũ nấm trắng. Bảo quản nhiệt độ mát sau khi thu hoạch.
Lưu ý: không thu hoạch khi nấm còn non hoặc quá già

Gợi ý những món ngon với nấm kim châm
- Canh nấm kim châm với rong biển
- Canh gà hầm nấm kim châm
- Thịt bò nướng cuộn nấm kim châm
- Bánh xèo nấm kim châm
- Sushi cuộn nấm kim châm
- Nấm kim châm xào bơ tỏi
- Mướp xào nấm kim châm
- Thịt heo xào nấm kim châm với cà chua
- Cà rốt xào nấm kim châm với sa tế
- Nấm kim châm chiên xù, chiên giòn
- Bông cải xào nấm kim châm
- Nấm kim châm thả lẩu
- Nấm kim châm xào chua ngọt

Nấm Kim Châm với rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, thay vì ra siêu thị mua, bạn hoàn toàn có thể tự trồng nấm kim châm nếu tuân thủ các kỹ thuật mà Nông Bio gợi ý ở bài viết trên. Chúc các bạn trồng nấm kim châm thành công và có thể chế biến những món ăn độc đáo, ngon miệng với nấm kim châm.
Xem thêm: các kiến thức về cá cảnh, thủy sinh