Phân đạm là gì? Tác dụng và cách sử dụng hiệu quả

Đánh giá post

Cây trồng cũng cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và một trong số đó có phân đạm, trong bài viết này Nông Bio cùng bạn đọc tìm hiểu về phân đạm là gì? Phân đạm là gì? Tác dụng và cách sử dụng hiệu quả đối với cây trồng

Phân đạm là gì?

Phân đạm là một hợp chất hóa học, trong đó tỷ lệ phần trăm của nitơ lớn hơn tỷ lệ phần trăm của bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác trong hợp chất. Phân đạm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng được chuyển hóa dưới dạng NH4+ (ion amoni) và NO3- (ion nitrat).

Vai trò tác dụng của phân đạm ( N )với cây trồngCác loại phân đạm phổ biến hiện nay: Phân Urê Co (NH4) 2, Amôn Nitrat (NH4NO3) , Amoni Sunfat hay SA (NH4) 2 SO4, đạm Clorua (NH4Cl) , Xianamit Canxi, Photphat đạm hay MAP…

Vai trò của phân đạm đối với cây trồng

Với những thông tin ở trên thì bà con đã biết được phân đạm là gì? Và thành phần của chúng vậy vai trò của phân đạm đối với cây trồng là gì?

  • Đầu tiên vai trò của phân đạm là thành phần cấu tạo nên protein, là protein là thành phần cơ bản nhất của tế bào sống
  • Thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây giúp cây tạo ra nhiều cành, lá quá trình quang hợp dễ dàng…làm tăng năng suất của cây trồng cao hơn.
  • Là thành phần cấu tạo nên diệp lục tố điều khiển quá trình quang hợp của cây giúp cây trồng hấp thu được ánh sáng và chuyển hóa thành năng lượng để phát triển cây trồng tốt hơn
  • Là thành phần của enzym (chất xúc tác sinh học) làm cho cây trồng dễ hấp thụ dinh dưỡng nhanh hơn.

Các loại phân đạm sử dụng phổ biến

Các loại phân đạm sử dụng phổ biến:

Phân loại phân đạm bao gồm: nitrat, ure, a môn
Hình ảnh về 2 loại phân đạm

Ure

Phân Ure là loại phân phổ biến khá phổ biến và được sử dụng hầu hết trên các loại cây trồng. Hiện nay trên thị trường phân Urê của 2 dạng đó là dạng tròn và dạng viên như trứng cá. Cả 2 loại loại này đều giống nhau là hàm lượng nitơ từ 44-48%.

 Là loại phân bón có tính đáp ứng các chất dinh dưỡng cao đối với các loại cây trồng, nên loài phân này thường được bà con sử dụng để bón thúc nhiều hơn bón lót.Trong quá trình bón nên vùi phân vào đất để tránh thất thoát đạm cho quá amoni hóa cho đất khiến cho cây trồng bị mất đạm ( Amoni ở đây bà con có thể hiếu là đây là một chất axit khiến cho đất bị bạc màu không còn, tơi xốp để cây trồng được sống khỏe mạnh).

Ngoài ra thì bà con cũng có thể hòa với nước tạo ra hỗn hợp loãng rồi tưới vào cây để thấm vào đất lâu hơn. Chú ý là nên bón vào những khí hậu thời tiết không quá nắng, có thể vào lúc trời mát khoảng 6-7h sáng hoặc 4-5h chiều để cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.

Amoni sunfat

  • Amoni sunfat: còn được gọi với cái tên khác là phân SA chiến tỷ lệ khoảng 20% đạm tinh khiết. Phân amoni sunfat có tính kiềm nên bà con có thể bón kết hợp với các loại phân vô cơ khác như phân lân để có tác dụng trung hòa độ pH của đất.
  • Amoni clorua: chiếm khoảng 24% có trong phân đạm, phân này dễ tan đồng thời dễ dàng hấp thụ vào đất nên bà con rất dễ dàng sử dụng chúng. Phân clorua cũng có tính kiềm giống như phân Amoni sunfat nên phải bón kết hợp với các loại phân có tính axit có thể là giảm được tính chua có trong đất. Bà con nên lưu ý là nên tránh bón cho các loại cây như: chè, khoai tây, bắp cải, hành, tỏi, thuốc lá….

Nitrat

  • Amoni nitrat: đây là một loại phân bó có dạng hạt màu trắng xám, chứa 30-35% hàm lượng nitơ nguyên chất và điểm đặc biệt ở loài này là độ kiềm cao rất tốt cho đât và cây trồng.
  • Loại Canxi nitrat: Có chứa hàm lượng nitơ từ 15% đến 15,5%, Loại phân này có đặc tính kiếm mạnh và cao nên thích hợp khi bón ở đất chua

Một số tác hại khi cây thiếu và thừa đạm

  • Khi cây thiếu đạm:

Khi cây thiếu đạm, khả năng sinh trưởng của cây bị đình trệ và cây trở nên còi cọc. Vì protein là nguyên liệu cơ bản để cấu tạo và xây dựng tế bào.

Khi cây thiếu đạm, khả năng sinh trưởng của cây bị đình trệ và cây trở nên còi cọc. Vì protein là nguyên liệu cơ bản để cấu tạo và xây dựng tế bào.
Hình ảnh lá cây bị vàng khi thiếu đạm

Các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây bị rối loạn, lá già toàn thân chuyển sang màu vàng từ dưới lên trên, từ trong ra ngọn cành. Do sản xuất chất diệp lục ít hơn, lá chuyển sang màu vàng, kém phát triển và lá non chuyển sang màu xanh sáng.

Các biểu hiện khác của cây thiếu đạm: Cành phân nhánh kém, quả chín sớm, chồi non quang hợp kém dẫn đến tích lũy giảm, năng suất thấp. Tác hại nếu cây thiếu đạm.

  • Khi cây thừa đạm:

Cũng giống như bón phân khi thiếu đạm, bón quá nhiều đạm cũng không tốt cho cây trồng, dẫn đến tích lũy nhiều dạng đạm vô cơ không chuyển hóa được và gây độc cho cây trồng.

Khi cây thừ đạm rễ cây sẽ nhỏ và nông. Tán lá rậm rạp, cây xanh non, độ ẩm cao, thiếu ánh nắng trực tiếp nên dễ bị sâu bệnh
hình ảnh khi cây thừa đạm

Các hợp chất cacbon có trong phân đạm không có tính giải độc nitơ cao nên không chuyển hóa thành hợp chất “xơ”,dẫn đến làm chậm quá trình đậu trái của cây khiến cho doanh thu bị giảm hoặc nghiêm trọng hơn là cây sẽ không có trái để thu hoạch.. 

Cây thừa đạm sẽ khiến cho rễ cây sẽ nhỏ và nông. Tán lá rậm rạp, cây xanh non, độ ẩm cao, thiếu ánh nắng trực tiếp nên dễ bị sâu bệnh. Sâu bệnh dễ xâm nhập qua cành, thân, lá non. Ra hoa muộn, cành lá chắc nhưng nặng quá, khó đậu hạt.

Có ít rễ và nằm nông dưới lòng đất, nhưng cành và lá mọc dày đặc trên mặt đất sẽ mất thăng bằng và dễ dàng lật đổ. Khả năng chống chọi với các điều kiện ngoại cảnh như hạn, mặn, phèn và nấm bệnh của cây trồng cũng bị giảm sút nghiêm trọng. 

Cách bón sử dụng phân đạm hiệu quả

 Đa số phân đạm phân chua sinh lý, sử dụng lâu ngày sẽ làm chua đất nên cần chú ý bón kết hợp với các loại phân NPK, lân hoặc Kalo để tránh làm chua đất giảm hiệu quả sử dụng. Nhóm cây trồng cần đạm nhất, đặc biệt đất chua. 

Nhóm cây trồng khả năng hấp thụ kém, hàm lượng mùn trong đất thấp thì bón vào nhiều liều lượng… Bón phân theo giống cây trồng nhu cầu, đặc điểm của đất.

Để sử dụng phân đạm hiệu quả gồm những cách nào
Cách dùng phân đạm hiệu quả

Không nên tận dụng phân bón quá nhiều sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, năng suấ cây thấp.

Thích hợp làm phân đạm cho các loại cây trồng trên cạn như mía, ngô bông. Tuy nhiên, nên bón phân đạm clorua hoặc SA cho lúa nước.

Phân đạm (20-30kg N/ha), tốt nhất trộn với phân chuồng, được bón cho cây họ đậu không củ lúc đầu. 

Để tránh cây trong tình trạng không sinh trưởng phát triển tốt cũng như lãng phí phân, nên tránh bón khi dấu hiệu mưa, bão, ngoài ra nên bón phân đạm trong thời gian khô hạn kéo dài hoặc không tưới nước cho cây.

Một số lưu ý khi sử dụng phân đạm

Để sử dụng hiệu quả phân bón giàu nitơ đạt được những hieuen quả trong sản xuất thì cần phải chú ý những điểm sau:

  • Bảo quản trong túi nhựa nơi khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp. Bón phân theo giai đoạn sinh trưởng của cây. 
  • Nếu bón thừa phân sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
  • Đối với mía, ngô nên sử dụng đạm nitrat, còn đối với lúa sử dụng đạm clorua hoặc SA, nhưng cần phải cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây kịp thời.
  • những giai đoạn đầu, rễ chưa hình thành củ nên vi sinh vật cộng sinh chưa hoạt động tích cực trong việc cung cấp đạm cho cây. Hầu hết các loại phân đạm đều tính axit sinh lý, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ làm chua đất. Vì vậy, cần phải biết cách kết hợp các loại phân với nhau để phù hợp cho từng loại cây trồng.

Như vậy bài viết này Nông Bio đã giúp bạn tổng hợp những thông tin vô cùng hữu ích về phân đạm là gì? Tác dụng và cách sử dụng hiệu quả. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn về những điều mà bạn chưa biết về phân đạm, ngoài ra nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc nhắn tin ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp trong vòng 24h.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image