Trong nông nghiệp, phân Kali có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của cây trồng. Vậy thì phân Kali là gì? Bài viết này Nông Bio sẽ giúp bà con có thêm toàn bộ kiến thức cũng như những điều cần biết về phân Kali.
Tìm hiểu về Kali và Phân kali
Kali là một trong những nguyên tố phổ biến không thể thiếu cho sự phát triển của các loại động và thực vật trên trái đất. Ngoài tự nhiên Kali xuất hiện trong đất phù sa, nước ngầm, nước tưới. Trong nông nghiệp, cây trồng cần lượng lớn nhóm chất Kali trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.
Phân kali là phân chua sinh lý có hệ số dinh dưỡng cao từ 60 đến 70% và nhóm phân bón cung cấp kali dưới dạng ion K+, đặc tính dễ hòa tan trong nước. Độ dinh dưỡng đánh giá dựa trên tỷ lệ % khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của phân.
![Phân kali là gì](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/PHAN-KALI-LA-GI-1.jpg)
Vai trò chính của phân Kali đối với cây trồng
Tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước
Tăng cường khả năng chịu hạn, chịu rét cho cây trồng
Chuyển hóa đạm thành protein
Tăng khả năng hấp thụ ánh sáng
Đồng hóa các chất dinh dưỡng, hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, nâng cao năng suất chất lượng cho cây trồng
Tăng cường sức đề kháng giúp cây trồng chống chọi sâu bệnh, nấm,…
Tăng năng suất, chất lượng cho nông sản
Tìm hiểu thêm: Các loại phân hữu cơ cần thiết cho cây trồng
Vai trò của phân Kali đối với cây rau
- Giảm tỷ lệ thối lá, úng gốc, tăng chất lượng dinh dưỡng trong cây rau
- Giảm hàm lượng nitrat
Vai trò của phân Kali với cây thu hoạch quả/trái
- Giảm tỷ lệ quả/trái hỏng, rụng trước mùa thu hoạch
- Tăng tỷ lệ đậu quả
- Tích lũy vitamin, đường trong quả/trái tốt hơn
- Giúp quả đậm đà hương vị, màu sắc tươi đẹp
- Bảo quản quả/trái tốt
Vai trò của phân Kali với cây công nghiệp ngắn ngày
- Tăng khả năng kháng sâu bệnh
- Tăng năng suất, sản lượng thu hoạch
![Vai trò của kali đối với cây trồng](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/Taurus-Inbound-Blog-Jan2018-AgriculturalNutrientProfile-Potassium-Part4-01a.jpg)
Thiếu Kali cây trồng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
- Cây trồng dễ mắc bệnh nấm hại, sâu bệnh, ngộ độc
- Ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ, trao đổi chất của cây trồng
- Giảm tỷ lệ nảy mầm, giảm chất lượng quả, giảm chất lượng hạt
- Cây trồng chậm phát triển, dễ bị hỏng, thối rễ
- Khả năng chịu hạn kém
- Làm chậm quá trình sinh hóa trao đổi chất ở cây trồng
Cách nhận biết cây trồng bị thiếu Kali
- Lá hẹp ngắn, khô, héo rũ và thường xuyên xuất hiện các chấm đỏ trên lá
- Các lá già sẽ xuất hiện nhiều vệt cháy màu nâu đen dọc hai bên rìa và phần chóp của lá. Lâu ngày các vết cháy lan nhanh thành các sọc dọc thân lá gây rụng lá sớm.
- Cành và thân cây mảnh, khô và có hiện tượng chết cành
- Rễ cây bị úng, hỏng, thối
![Biểu hiện cây trồng khi thiếu kali](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/vai-tro-cua-kali-doi-voi-cay-trong-1.jpg)
Cây trồng bị ảnh hưởng như thế nào nếu thừa kali?
- Rễ cây bị teo làm giảm quá trình hấp thụ nước ở cây trồng
- Ức chế quá trình hấp thụ đạm
- Làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết khác ở cây trồng
- Sản lượng cây trồng sau khi thu hoạch sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người tiêu dùng nếu cây trồng có hàm lượng Kali dư thừa.
![Cây trồng bị ảnh hưởng như thế nào nếu sử dụng phân bón kali quá nhiều](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/tacdungcuaphankali-nhatnonggroup-2.jpg)
Hướng dẫn bón phân kali đúng cách cho cây trồng
Để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu Kali, bà con cần bón phân Kali đúng cách, đúng thời kỳ, đúng loại đất để tránh những ảnh hưởng không tốt đến mùa vụ, sản lượng cây trồng.
Có thể bạn quan tâm: Các kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Đối với các loại đất
Đất thịt pha cát: cần bón nhiều Kali hơn bình thường so với nhu cầu của cây
Đất cày có sử dụng phân chuồng, vùi rơm rạ: cần bổ sung lượng Kali ít hơn
Đất chua: cần khử chua trước khi bón phân Kali
Đất ít chua/không chua: bón phấn Kali dễ làm cho đất trông bị chua hóa
Đất sét hoặc đất để cải cách vụ mới thì cần bón phân Kali ít hơn
Đối với giống cây trồng
- Các loại cây họ đậu, củ cần bón phân với nồng độ Kali cao
- Các loại cây thu hoạch sợi ngắn ngày: cây bông, cây lanh, cây đay… cần bón lượng Kali cao
- Các loại cây thu hoạch hạt, thu hoạch cỏ theo vụ: cần bón Kali với nồng độ mức trung bình
- Các loại cây thu hoạch củ, quả: cần bón nhiều Kali chứa Nitrat
Thời kỳ sinh trưởng ở cây trồng
Ở thời kỳ này, cây đang trong quá trình đơm hoa kết trái nên đặc biệt cần bổ sung hàm lượng Kali cao
Các yếu tố khác cần lưu ý khi bón phân kali
Không nên chỉ bón phân tập trung vào thời điểm mới gieo trồng hoặc thời kỳ tăng trưởng, sinh dưỡng. Cần chia đều giai đoạn bón phân để cây trồng có thời gian hấp thụ tốt nhất
Có thể trộn phân Kali vào đất và dùng bón lót, bón thức cho cây trồng
Nên kết hợp bón phân Kali với các loại phân bón cần thiết khác để giúp cây trồng có sự phát triển tốt nhất
Đạm và Kali có tầm quan trọng và mối quan hệ đặc biệt thân thiết với nhau và tốt cho sự phát triển của cây. Do vậy, cần cân bằng khi chọn tăng hoặc giảm các vi chất.
Giới thiệu một số loại phân Kali phổ biến hiện nay
Phân bón Kali có rất nhiều loại, bà con nên lựa chọn hàm lượng, vi chất phù hợp với giống cây trồng hay giai đoạn phát triển của cây.
Phân MOP – Phân Kali đỏ KCl (Kali Clorua)
Phân Kali đỏ là loại phổ biến nhất trên thị trường có hàm lượng Kali 50 – 60% nguyên chất và muối ăn NaCl. Phân Kali Clorua được sử dụng bón thúc hoặc bón lót cho nhiều loại cây trồng, nhiều loại đất.
Loại phân chua sinh lý, dạng bột màu hồng, hạt nhỏ, độ rời tốt, dễ kết dính khi gặp môi trường ẩm. Có độ hòa tan tốt, dễ sử dụng giúp cây trồng dễ thích nghi, hấp thụ.
Lưu ý: không sử dụng phân MOP cho các loại cây thu hoạch làm hương liệu như: chè, cà phê…
![Phân Kali đỏ (Kali Clorua - KCl) hay phân MOP](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/tac-dung-cua-kali-voi-cay-trong-cach-phan-loai-phan-kali-anh-suckhoecuocsong.vn_.jpg)
Phân SOP – Phân Kali trắng K2SO4 (Kali Sunfat)
Phân Kali trắng – Kali Sunfat chứa hàm lượng 45 – 50% Kali nguyên chất và 18% lưu huỳnh (S). Là loại phân chua sinh lý có màu trắng, dạng tinh thể mịn, nhỏ, dễ hòa tan trong nước, ít hút ẩm.
Bà con có thể sử dụng phân SOPcho nhiều loại cây trồng. Điển hình là các giống:
- Cây rau
- Cây công nghiệp: hạt điều
- Loại có dầu: cải, thuốc lá,…
- Hương liệu: chè, cà phê,…
- Củ quả: dâu, khoai tây…
![Phân Kali trắng (Kali Sunfat – K2SO4) hay phân SOP](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/kali-trang-la-gi-1.jpg)
Phân NOP – Phân Kali Nitrat
Phân Kali Nitrat là tinh thể dạng viên sử dụng để bón gốc hoặc bón lá, rất thích hợp trồng cây thủy canh. Phân NOP còn là nguyên liệu để sản xuất phân bón NPK dưới dạng tinh thể hoặc dung dịch.
![Phân Kali Nitrat hay phân NOP](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/natri-nitrat-la-chat-ran-mau-trang-va-tan-tot-trong-nuoc.webp)
Phân MKP – Monopotassium photphat
Phân MKP có công thức hóa học là KH2PO4; với thành phần dinh dưỡng 34% K2O; 52% P2O5; được sử dụng chủ yếu ở các giai đoạn cây trồng sinh trưởng và phát triển yêu cầu hàm lượng Kali cao.
Lưu ý: Đối với cây trồng đang trong tình trạng thừa Đạm thiếu Lân thì không thể sử dụng DAP hay phân MAP. Lúc này phân MKP là lựa chọn tốt nhất.
![Phân Monopotassium photphat (MKP)](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/mono-potassium-phosphate-500x500-1.jpg)
Phân bón MKP là muối vô cơ có màu trắng với dạng tinh thể. Độ hòa tan trong nước là 226 g/L (20 oC). Phân MKP có giá trị EC thấp nên không gây bỏng khi sử dụng. Độ pH tùy theo nồng độ từ 4.2 đến 4.7.
Phân Kali Cacbonat – K2CO3 và phân Kali Bicacbonat – KHCO3
Phân Kali Cacbonat – K2CO3: chứa 50 – 56 % K2O là loại phân có hàm lượng Kali cao nhất hiện tại
Phân Kali Bicacbonat có chứa 40 – 46% K2O
Loại phân này không ưa clo thích hợp cho cây trồng có đất chua.Đây là loại phân kiềm có màu trắng, dễ bảo quản, màu trắng, không chảy nước. Bổ xung CO2 có lợi cho cây quang hợp và làm tăng hàm lượng tinh bột ở trong cây thu hoạch củ.
- Độ pH dung dịch: 5 – 7
- Độ hòa tan 1120 g/L
![Phân Kali Cacbonat (K2CO3)](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/content_k2co3-dag-bot.jpg)
Phân bón Kali Magie Sunfat
Cung cấp hàm lượng dinh dưỡng từ đa lượng đến trung lượng cho cây trồng. Phân Kali Magie Sunfat có hàm lượng 20 – 30% K2O, 5 – 7% MgO, 16 – 22% lưu huỳnh.
Loại phân này có dạng hạt tiêu chuẩn không chứa muối và clo. Là loại phân đa dinh dưỡng cung cấp Kali, lưu huỳnh và magiê cần thiết cho cây trồng. Loại phân này không làm thay đổi nồng độ pH có trong đất trồng. Được sử dụng phổ biến cho đất bạc màu, đất cát nghèo chất dinh dưỡng
- Độ pH tương đương 7
- Độ hòa tan trong nước chậm 240 g/L (20 oC)
![Phân bón Kali Magie Sunfat](https://nongbio.vn/wp-content/uploads/2022/09/phan-kali-magie-sunfat.webp)
Kali humate – Potassium Humate
Phân Kali Humate có màu đen dạng tinh bột mịn. Sử dụng cùng với urê phosphate, kali, và các nguyên tố vi lượng làm thành phân bón đa chức năng với hiệu quả tối ưu cho cây trồng.
Kali electrolit
Loại Phân này được sản xuất ở Nga với kacnalit là một quặng có chứa hàm lượng 32% K2O 6% MgO và Na2O dạng clorua.
Phân “Agripac”
Loại phân này được sản xuất ở Canada. Là loại phân khô với hạt to ưu điểm dễ sử dụng không bón cục. Với Hàm lượng K2O là 61% được dùng trộn với các phân bón khác tạo ra phân hỗn hợp
Patăng kali
Loại phân này được sản xuất ở Đức
- Chứa 28% K2O ở dạng K2SO4
- Chứa 8% MgO ở dạng MgSO4.
Tro bếp
Một số khu vực trước khi gieo trồng thường đốt cây, gốc rơm rạ thành than tro sau đó cày vùi sâu xuống đất. Đây cũng là Kali tự nhiên bà con có thể tự sản xuất với nguyên liệu đơn giản dễ kiếm và tốn ít chi phí, nhân công.
Kainit
Là loại phân Kali được sản xuất ở vùng tây Ukrain với nguyên liệu từ quặng kainit – langbenit; có hai dạng clorua và sunfat
- Trước khi chế biến chứa hàm lượng 8-12 % K2O
- Sau khi chế biến phân có chứa 30-40% K2O
Ngoài ra còn chứa tỷ lệ nhất định: K, Mg, Na, Cl và SO4
Hãy liên hệ tới Nông Bio để tìm hiểu kỹ hơn về các thông tin của phân Kali nhé!
Xem thêm: các kiến thức về cá cảnh, thủy sinh