Chúng ta sẽ không còn xa lạ khi nhắc đến cái tên cá mập với những điều gợi nhớ đầy mẫn cảm. Được nhiều người gọi với cái tên rùng rợn “sát thủ đại dương” thì chắc hẵn phía sau chúng sẽ có nhiều câu chuyện hãi hùng. Để biết thêm về loài cá này, hôm nay hãy cùng với Nông Bio tìm hiểu về cá mập đẻ con hay đẻ trứng? Bật bí điều rùng rợn phía sau cái tên của sát thủ đại dương này nhé!
Cá mập đẻ con hay đẻ trứng
Cá mập thuộc lớp cá sụn, không có xương, chúng chỉ có thể bơi thẳng chứ không bơi thụt lùi. Về sinh sản, cá mập chỉ đẻ trứng và trứng thường được nuôi dưỡng trực tiếp bến trong cơ thể cá mẹ cho đến khi nở thành con. Tuy nhiên, vẫn có một số loài để trứng thành chùm rồi giấu tại những nơi kín đáo, vững chãi.

Tìm hiểu thêm: cá đẻ trứng hay đẻ con
Tổng quan về cá mập
Nguồn gốc: Cá mập đã xuất hiện từ rất lâu khoảng 400-500 năm trước, với thân hình khổng lồ khiến nhiều người phải khiếp sợ.
Đặc điểm: Có khoảng 500 loài được tìm thấy trên toàn thế giới…
Trọng lượng: một loài cá mập trưởng thành có trong lượng trung bình từ 500-1000kg.
Kích thước: chiều dài của cá cũng sẽ tỷ lệ thuận với trọng lượng có nghĩa là trọng lượng càng lớn thì kích thước cá cũng dài hơn, cụ thể đối với cá mập trưởng thành có kích thước khoảng 4-5m.

Thức ăn: Là loài cá ăn thịt, chúng sẽ ăn các loại động vật biển xung quanh, kể cả chim hay hải cẩu.
Tuổi thọ: Cá mập có thể tồn tại khá lâu, cụ thể là khoảng 20-30 năm.
Khu vực sinh sống: khắp các đại dương kể cả các vùng nước cạn ven bờ biển đến các vùng nước nông sâu.
Có lẽ bạn đã hiểu được cá mập đẻ con hay đẻ trứng rồi đúng không vậy cá mập có những bí mật gì mà chúng ta chưa biết, hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu phần dưới đây nhé.
Những điều kỳ thú phía sau cá mập
Các giác quan của cá mập
Cá mập có 5 giác quan: thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Cả 5 giác quan này hoạt động rất nhạy bén, được xem là vũ khí đáng sợ khi chúng săn mồi. Tính sát thương gây ra từ khi bị chúng tấn công rất cao, có thể nuốt chửng con mồi trong phút chốc kể cả con người cũng gặp nạn khi phải đối mặt trực diện với chúng.
Cá mập thích ăn gì?
Cá mập là loại động vật ăn tạp, ăn thịt, chúng sẽ ăn các loại động vật biển như tôm, cua, cá,..kể cả cá voi, chim hay các loài khác mà kể cả con người cũng là một lựa chọn khác của chúng. Đây là loài cá nguy hiểm, ít được săn băt nhưng một loài cá thương phẩm thông thường.

Vận tốc bơi của cá mập
Tốc độ bơi của loài cá sát thủ này có thể lên đến 60 km/h, tới đặc tính di chuyển nhanh, chúng sẽ dễ dàng di chuyển vượt đại dương sang khu vực khác lân cận để tìm kiếm thức ăn
Cá mập có thật sự thích tấn công con người?
Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến việc cá mập tấn công con người. Thật ra chúng rất ít khi tấn công chúng ta mặc dù là loài cá hiếu chiến. Nhiều vụ cá mập tấn công con người là do chúng nhầm tưởng con người là một món ăn thông thường như cá, hải cẩu,…hay thật sự quá đói. Vì tập tính ăn tạp nên cứ thấy sinh vật phía trước mặt giống thức ăn là chúng sẽ tấn công mà không ngần ngại.
Những điều cần thiết khi con người gặp cá mập
Cố gắng giữ bình tĩnh
Thông thường, khi gặp cá mập chúng ta đều rất hoảng loạn, cố vùng vẫy bơi thật xa chúng. Tuy nhiên, càng hỗn loạn, cá mập càng có hứng thú tấn công chúng ta và tấn công còn mãnh liệt hơn nữa vì chúng nhầm tưởng chúng ta là con mồi, thức ăn thật sự của chúng.
Nhưng theo một số chuyên gia đầu ngành, họ cho rằng: “Chớ có đập nước loạn xa. “Bạn sẽ chỉ càng kích động con cá mập, làm nó thêm thích thú với con mồi” – Chuyên gia Peirce.

Phân tích một chút xung quanh vấn đề
Con người khi muốn khám phá gì đó, chúng ta sẽ dùng tay hay các giác quan của mình để cảm nhận. Tương tự, động vật cũng thế, trong đó có cá mập. Đương nhiên cá mập không có các chi như con người, chỉ có thể dùng miệng để thăm dò vật chủ phía trước bằng cách gặm cắn.
Ông Peirce nói tiếp: “Chính vì vậy, con người chúng ta thường bị cá mập cắn theo kiểu thăm dò, và các vết cắn đó thường không gây ra tử vong, đôi khi thậm chí còn không gây trọng thương. Nếu bạn vội vã bơi đi, gần như bạn sẽ tạo ra tình trạng mời mọc con mập lao tới cắn thăm dò hoặc thậm chí cắn tấn công”.
Quan sát và hướng mắt về cá mập
Khi bị cá mập bao quay và chú ý, bạn nên giữ đầu mình trên một trục, cố gắng giữ liên hệ với chúng bằng mắt.
Theo chuyên gia Peirce: “Cá mập là loài dã thú mai phục con mồi. Nếu bạn xoay đầu lại và đối diện với con cá mập trong suốt thời gian nó bao vây bạn, nó sẽ không cảm thấy thoải mái như khi tấn công lén từ phía sau”.
Đồng quan điểm này, một số chuyên gia khác cũng nhất kiến. Bạn nên hướng cơ thể về phía cá mập, cố gắng giữ khoảng cách và thật chậm rãi lùi xa chúng ra, bơi hướng về bờ hoặc thuyền của mình.

Linh hoạt trong kích thước
Có nghĩa là khi bạn rơi vào trường hợp xấu là cá mập tấn công, bạn hãy làm cho mình thật to lên bằng mọi cách, nếu may mắn cầm nắm hay có thứ gì trong tay, bạn hãy khua ra cho nó thật to.
ông Peirce đã nói: “Bạn càng trông to lớn trong nước, con cá mập càng dè chừng bạn”.
Còn may mắn hơn nếu cá mập chỉ bơi lướt qua, bạn nhanh chóng nhẹ nhàng cuộn tròn mình lại tránh trường hợp bị chúng lầm tưởng là đối thủ xâm lấn, cạnh tranh nguồn thức ăn mà đổi ý tấn công.
Ra sức tấn công cá mập
Trường hợp tồi sẽ đến khi chúng tấn công bạn, nhớ lấy hãy chống trả hết mình để bảo vệ sự sống. Bất kể các động tác nào có thể làm hại chúng, bạn cứ tấn công. Dùng toàn bộ lực tấn công thật chuẩn xác. Đương nhiên sẽ có vài mẹo được chia sẻ từ chuyên gia Peirce để cho chúng ta lưu ý:
“Hãy đấm vào mũi cá mập. Nhưng nhớ rằng, bên dưới mũi là mõm cá”.
“Cá di chuyển, còn bạn không ở yên. Vì vậy điều bạn không muốn làm là đấm nhầm vào miệng nó hoặc vị trí nào đó gần miệng cá”.
“Khu vực mang cá cũng rất nhạy cảm. Thọc mạnh vào đây cũng là một ý tưởng không tồi”.
Bất cứ đang cầm nắm những gì, hãy dùng chúng tấn công cá mập.

Tìm điểm tựa để bảo vệ lưng
Ông Peirce chia sẻ: “Tựa lưng vào vật gì đó như là rạn san hô. Khi ấy bạn chỉ phải lo nhìn về một hướng. Phía lưng của bạn đã được bảo vệ và bạn có điều kiện canh chừng con cá mật ở phía trước. Lúc này bạn có thể bơi dần lên phía trên một cách từ từ, tới chỗ thuyền của mình”.
Thật khó khăn khi phải làm những điều này khi rơi vào trường hợp thực tế. Nhưng bạn hãy dũng cảm và giữ vững tinh thần dùng hết bản năng sinh tồn học được để giữ an toàn cho chính bản thân. Chúng tôi mong rằng bài viết hôm nay chỉ là thông tin bổ sung kiến thức và các bạn sẽ không cần dùng đến những điều này trong cuộc sống. Đây sẽ xem như câu chúc trước khi khép lại câu chuyện về cá mập và những điều bổ ích xoay quanh loài cá này được chúng tôi cập nhật gửi đến quý các bạn.
Có thể bạn biết: Cá heo đẻ trứng hay đẻ con? Bí mật đằng sau về cá heo
Như vậy bài viết này Nông Bio đã giúp bạn tổng hợp những thông tin vô cùng hữu ích về cá mập đẻ con hay đẻ trứng? Bật bí điều rùng rợn phía sau cái tên của sát thủ đại dương này. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những đặc điểm cơ bản về cá mập, ngoài ra nếu còn bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc nhắn tin ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp trong vòng 24h.